Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 20/05/2019 - 09:56
Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trả lời phỏng vấn báo chí về một số vấn đề liên quan đến thực hiện giá bán lẻ điện và thị trường điện.
Nhân viên ngành điện đang chốt chỉ số công tơ của khách hàng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin Bộ Công Thương có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai phương án giá điện theo Nghị quyết của Chính phủ cũng như báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 648/QĐ-BCT về điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 20/3 vừa qua, ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trả lời phỏng vấn báo chí về một số vấn đề liên quan đến thực hiện giá bán lẻ điện và thị trường điện.
- Với các nội dung đã đề xuất như trong nội dung báo cáo của Bộ Công Thương về điều chỉnh biểu giá điện, điều chỉnh thông tin trên hoá đơn tiền điện hay lắp đặt công tơ điện tử, xin ông cho biết EVN sẽ dự kiến triển khai thực hiện như thế nào?
Ông Dương Quang Thành: Với các chỉ đạo của Bộ Công Thương, trước hết EVN đã có văn bản gửi các Tổng công ty Điện lực yêu cầu rà soát, kiểm tra chặt chẽ việc tính hoá đơn, giải quyết kịp thời các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.
Đồng thời, tăng cường công tác dịch vụ khách hàng, cung cấp kịp thời thông tin một cách công khai, minh bạch cho các cơ quan thông tấn báo chí, các cơ quan có liên quan.
Tập đoàn cũng cung cấp đầy đủ thông tin về lượng điện năng tiêu thụ của các khách hàng hàng tháng cho Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đánh giá tác động gián tiếp về ảnh hưởng của việc tăng giá điện từ ngày 20/3/2019; trong đó bao gồm so sánh điện năng tiêu thụ từng tháng so với cùng kỳ năm trước, so với trước khi tăng giá điện và các thông tin liên quan khác theo yêu cầu.
Bên cạnh đó, Tập đoàn sẽ tổng hợp số liệu về lượng điện năng tiêu thụ của các khách hàng theo các bậc thang, đánh giá tình hình tiêu thụ thực tế kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để báo cáo Bộ Công Thương phương án điều chỉnh bậc thang giá điện sinh hoạt và biểu giá điện, lấy ý kiến rộng rãi nhân dân để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Hiện nay, toàn bộ khách hàng sử dụng điện đều có thể tự tra cứu thông tin về lượng điện sử dụng, hoá đơn tiền điện và chi tiết cách tính tiền điện trong tháng.
Công nhân Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội kiểm tra kỹ thuật thiết bị trạm biến áp 220 Nhật Tân. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Tuy nhiên, Tập đoàn cũng sẽ kịp thời nghiên cứu để điều chỉnh mẫu hoá đơn tiền điện phát hành hàng tháng sao cho dễ hiểu hơn, đồng thời chấn chỉnh kịp thời các sai sót nếu xẩy ra trong quá trình ghi chỉ số và thanh toán tiền điện.
Cùng với đó, Tập đoàn đẩy mạnh việc lắp đặt công tơ điện tử đo xa để khách hàng dễ dàng cập nhật thông tin, giám sát được lượng điện tiêu thụ của mình, đặc biệt là hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu hoàn thành cơ bản trong năm 2020.
Chúng tôi cũng đặc biệt tăng cường thông tin tuyên truyền các hoạt động của Tập đoàn trong việc cung cấp điện, chi phí và các thông tin theo Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ về việc công khai thông tin của doanh nghiệp nhà nước để cung cấp kịp thời, minh bạch đến người dân.
- Trong báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương có nhấn mạnh việc tiếp tục đẩy mạnh công tác chuẩn bị để đưa thị trường bán lẻ cạnh tranh vào năm 2021. Về phía EVN trong việc tái cơ cấu cũng như chuẩn bị về hạ tầng, Tập đoàn đã có chuẩn bị như thế nào cho lộ trình này, thưa ông?
Ông Dương Quang Thành: Trong quá trình tái cơ cấu, Tập đoàn đã thực hiện nghiêm Quyết định 168/QĐ-TTg ngày 7/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025.
Theo quyết định này thì Tập đoàn sẽ tiến hành cổ phần hóa 3 Tổng công ty phát điện, chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia hạch toán độc lập trong Tập đoàn và cổ phần hoá khâu dịch vụ bán lẻ để thực hiện thị trường điện bán lẻ từ năm 2021.
Hiện nay, Tập đoàn đã hoàn thành việc thực hiện cổ phần hoá Tổng công ty Phát điện 3, đã duyệt kế hoạch cổ phần hoá Tổng công ty Phát điện 2 và đang trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch cổ phần hoá Tổng công ty Phát điện 1.
Dự kiến từ nay đến năm 2020, Tập đoàn sẽ hoàn thành thủ tục cổ phần hoá các Tổng Công ty Phát điện 1 và 2.
Sau 2 năm hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, Tập đoàn sẽ lập phương án thoái toàn bộ vốn tại các Tổng công ty Phát điện để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Tập đoàn cũng đã hoàn thành đề án chuyển Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đã trình Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào cuối năm 2018.
Hiện nay Uỷ ban đang xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau khi có quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn sẽ khẩn trương triển khai thực hiện.
Mặt khác, Tập đoàn sẽ hoàn thành Đề án tách bạch về tổ chức khâu phân phối và khâu bán lẻ điện trong năm 2019 và tất cả công tác tái cơ cấu trên đều hướng tới việc hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Về thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương, Tập đoàn đang xây dựng đề án thí điểm và sẽ trình Bộ Công thương phê duyệt trong tháng 7/2019.
Đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng thị trường điện, hoàn thành dự thảo các quy định pháp lý trình Bộ Công Thương ban hành nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, tách các đơn vị bán lẻ để tiến hành cổ phần hoá theo lộ trình Quyết định 168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Mai Phương/TTXVN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh