Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 04/07/2017 - 20:42
Tổng công ty Đường sắt cho rằng doanh thu và sản lượng vận chuyển giảm mạnh do sự cạnh tranh của hàng không giá rẻ, ôtô chất lượng cao…
Doanh thu ngành đường sắt giảm liên tiếp trong 4 năm.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 vừa được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam công bố, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 6.523 tỷ đồng, giảm hơn 11% so với năm trước. Trong đó, doanh thu của công ty mẹ đóng góp 34% nhưng vẫn không hoàn thành chỉ tiêu của Bộ Giao thông vận tải giao. Kết quả này kéo dài chuỗi 4 năm liên tiếp doanh thu ngành đường sắt sụt giảm, trong khi khoản tiền nộp ngân sách tiếp tục tăng lên.
Ban lãnh đạo Tổng công ty đánh giá, lượng khách đi tàu đường dài giảm rõ rệt do sự cạnh tranh của hàng không giá rẻ, ôtô chất lượng cao và đặc biệt là tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng đã đẩy ngành đường sắt vào tình cảnh khó khăn.
Năm 2016, sản lượng vận chuyển hành khách đạt 9,8 triệu lượt, giảm 1,4 triệu so với năm trước. Khối lượng hàng hoá xếp dỡ giảm gần 22%, đạt hơn 5 triệu tấn.
Ngoài ra, kết quả này cũng có sự tác động bởi sự cố sập cầu Ghềnh (Đồng Nai) vào cuối tháng 3 khiến thiệt hại ước tính khoảng 535 tỷ đồng. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến ngành đường sắt không kịp phục hồi để đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 8% mỗi năm. Trong văn bản trình Bộ Giao thông mới đây, Tổng công ty đề nghị sử dụng gói hỗ trợ khẩn cấp của Chính phủ để thanh toán kinh phí mua đất mở đường tại ga Trảng Bom (Đồng Nai) hạch toán vào chi phí giải phóng mặt bằng khắc phục sự cố.
Nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, cộng thêm tiết giảm hơn phân nửa chi phí quản lý doanh nghiệp và lãi vay nên lợi nhuận kế toán trước thuế tăng gần 18% so với năm trước, đạt 173 tỷ đồng. Tính đến cuối năm, tổng tài sản của công ty mẹ là 14.414 tỷ đồng, cao gấp đôi năm trước do giá trị tài sản cố định hữu hình tăng thêm 7.000 tỷ.
Ban lãnh đạo Tổng công ty cho biết, nguồn vốn Nhà nước bố trí cho đầu tư phát triển ngành đường sắt giai đoạn 5 năm tới là 2.350 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ đủ bố trí trả nợ xây dựng cơ bản, hoàn vốn ứng kế hoạch các năm trước và hai dự án chuyển tiếp gần 1.000 tỷ đồng nên kết cấu hạ tầng ngành đường sắt chưa thể có bước chuyển biến đột phá. Một số dự án chiến lược như đầu tư đường sắt tốc độ cao không được đưa vào danh mục bố trí nguồn vốn nên cũng không thể triển khai, làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Tổng công ty.
Năm nay, Tổng công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 7.801 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 138 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2020, ngành đường sắt hoàn thành đầu tư mới 100 đầu máy công suất lớn và nâng sản lượng vận chuyển hành khách tăng gấp đôi hiện nay.
Theo Phương Đông/VnExpress
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh