Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/05/2016 - 20:57
(Thanh tra)- Ngày 20/5, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020, giai đoạn 2011 - 2015, nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: N.N
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 2166 của Thủ tướng Chính phủ, mạng lưới quản lý Nhà nước về y, dược cổ truyền được củng cố và hoàn thiện. 49% Sở Y tế có cán bộ chuyên trách về y, dược cổ truyền. Mạng lưới khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền được củng cổ, số bệnh viện y học cổ truyền tuyến tỉnh tăng từ 53 bệnh viện năm 2010 lên 58 bệnh viện vào năm 2015; gần 63% bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa y học cổ truyền; 84,8% trạm y tế xã tổ chức khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Tỷ lệ bệnh nhân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại tăng trên 6% so với năm 2010 đã góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân ở tuyến y tế cơ sở...
Nhờ đó đã góp phần thực hiện có hiệu quả đề án giảm quá tải ở bệnh viện tuyến trên và tích cực tham gia đẩy mạnh thực hiện đề án chuyển giao kỹ thuật, luân phiên cán bộ tuyến trên xuống tuyến dưới để nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn cho cán bộ tuyến dưới.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế), trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền đến năm 2020, giai đoạn 2011 - 2015 vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức: Ngân sách, nguồn lực dành cho lĩnh vực y, dược cổ truyền còn hạn chế; chưa có chính sách ưu tiên phát triển công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền; nguồn nhân lực y học cổ truyền được phân bổ chưa hợp lý. Cấp ủy, cấp chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức tới việc xây dựng, phát triển nền y, dược cổ truyền. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, các cơ quan Trung ương với UBND các địa phương và giữa các ban ngành của địa phương trong việc triển khai kế hoạch phát triển y, dược cổ truyền chưa cao…
Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết thêm, hiện nay nước ta có khoảng 4.000 loài thực vật, cây cỏ làm thuốc trên tổng số hơn 10.600 loài thực vật. Trung bình mỗi năm, cả nước sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu nhưng phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường phi mậu dịch nên gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý chất lượng.
Năm 2015, Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã lấy 227 mẫu dược liệu để kiểm nghiệm thì có tới 60% mẫu dược liệu không đạt chất lượng (không đạt chất lượng về hàm lượng, hoạt chất, làm giả dược liệu), trong đó chủ yếu là các mẫu với các vị thuốc gồm Ý dĩ, Hoàng kỳ, Thăng ma, Thiên ma, Hoài Sơn vốn là những loại hay bị làm giả (sử dụng loài khác để làm vị thuốc này) nên khi kiểm nghiệm kết quả đều không đạt. Trong các mẫu này vị Huyết đằng cũng được lấy mẫu kiểm tra vì mỗi nơi sử dụng một kiểu khác nhau. Còn Khương hoạt thì hầu hết các mẫu đều cho thấy đã bị chiết hết hàm lượng, nên khi kiểm tra định lượng không tìm thấy chất trong loại thuốc này.
Kết quả giám sát gần 400 mẫu dược liệu tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương có tới 60% chưa đạt chất lượng. Trong đó, 20% bị trộn rác, cát, xi măng, lẫn tạp chất, thậm chí tẩm ướp cả hóa chất độc hại.
Tại Hội nghị, đại diện các Bộ, ngành, địa phương đã đưa ra những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 2166. Đồng thời đề xuất nhiều giải pháp để đạt mục tiêu phát triển y, dược học cổ truyền trong giai đoạn 2016 - 2020.
Trọng tâm là tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về y dược cổ truyền từ Trung ương đến địa phương; đầu tư về nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị, mở rộng quy mô khám chữa bệnh đối với bệnh viên y học cổ truyền các tỉnh, thành phố, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa có khoa y học cổ truyền; trạm y tế có bộ phận khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền; ưu đãi, khuyến khích việc nuôi trồng dược liệu, sản xuất, lưu thông thuốc y học cổ truyền trên thị trường; tăng cường vai trò của hội đông y trong khám chữa bệnh…
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để y, dược cổ truyền của Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng nhân lực, nguồn dược liệu sẵn có, Bộ Y tế cũng như các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác triển khai thực hiện Quyết định 2166. Đồng thời, phải tìm ra được những giải pháp cụ thể, phù hợp với nhu cầu thực tiễn địa phương thì mới giải quyết được những khó khăn, bất cập đang tồn tại, đưa tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y, dược học cổ truyền tăng dần qua từng giai đoạn.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển và nghiên cứu ứng dụng dược liệu, thuốc dược liệu. Tăng cường phối hợp, chỉ đạo các cơ quan chức năng và các đơn vị có liên quan kiểm tra chất lượng dược liệu trên thị trường, kiểm tra cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. Đồng thời huy động tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đầu tư cho phát triển y, dược cổ truyền, đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại…
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền