Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 18/05/2023 - 14:47
(Thanh tra) - Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động 4 tháng giảm 2%, trong khi doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 25% so với cùng kỳ. Chính phủ nhận định, tình hình này có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, khó khăn hơn trong thời gian tới.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Chính phủ vừa có báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; tình hình triển khai kế hoạch năm 2023 gửi Quốc hội.
Nội dung này sẽ được Quốc hội bàn thảo tại kỳ họp 5, dự kiến khai mạc vào ngày 22/5 tới đây.
Đơn hàng giảm, tồn kho tăng tại nhiều doanh nghiệp
Theo báo cáo của Chính phủ, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nền kinh tế đã đạt được một số kết quả khá tích cực trong 4 tháng đầu năm.
Trong đó, kinh tế vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Thu ngân sách 4 tháng đạt 39% dự toán, thu nội địa đạt 39,5% dự toán trong khi đã thực hiện chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất từ giữa tháng 4. Hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì, một số lĩnh vực có mức tăng khá.
Lao động, việc làm quý I cũng có những chuyển biến.
Báo cáo cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp quý I ước là 2,25%, giảm 0,07 điểm % so với quý trước và giảm 0,21 điểm % so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm là 1,94%, giảm 0,04 điểm % so với quý trước và giảm 1,07 điểm % so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập bình quân tháng của lao động trong quý I là 7,9 triệu đồng/tháng, tăng 204 nghìn đồng so với quý trước và tăng 578 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 4 tháng đạt gần 50 nghìn doanh nghiệp, tăng 0,6% so với cùng kỳ.
Dù vậy, Chính phủ cho hay, các động lực quan trọng của tăng trưởng về sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, khu vực FDI gặp nhiều khó khăn.
Theo báo cáo, tính chung 4 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) vẫn giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ lực như dệt may, điện tử, đồ gỗ, xe có động cơ... và của một số địa bàn công nghiệp trọng điểm như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... vẫn giảm hoặc tăng thấp.
Đơn hàng giảm, tồn kho có xu hướng tăng tại nhiều doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực như chế biến thủy sản, da giày, sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng...
“Doanh nghiệp thiếu vốn, trong khi đối mặt với chi phí lãi vay cao, việc tiếp cận vốn vay từ hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường vốn khó khăn. Điều này đã và đang làm gia tăng thêm áp lực đối với doanh nghiệp để duy trì hoạt động, sản xuất”, Chính phủ cho hay.
Doanh nghiệp lớn đã phải bán tài sản với giá trị thấp
Đáng lưu ý, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động 4 tháng giảm 2% so với cùng kỳ (gần 78,9 nghìn doanh nghiệp), trong khi doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 25,1% (77 nghìn doanh nghiệp). Chính phủ nhận định, tình hình này có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, khó khăn hơn trong thời gian tới.
Thêm nữa, áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp bất động sản trong những tháng đầu năm, cả năm và năm 2024 rất lớn.
Báo cáo cho hay, năm 2023, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn khoảng 284 nghìn tỷ đồng (doanh nghiệp bất động sản chiếm khoảng 40%), năm 2024 khoảng 363 nghìn tỷ đồng (doanh nghiệp bất động sản chiếm khoảng 30%).
Đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp lớn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực phải bán tài sản với giá trị thấp, bị mua lại hoặc sáp nhập để giảm bớt khó khăn về dòng tiền, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, theo Chính phủ.
Tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương cắt giảm đơn hàng diễn ra từ quý IV/2022 và tiếp tục tiếp diễn sang quý I/2023, dẫn đến hàng trăm ngàn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, nhất là tại các khu công nghiệp, ảnh hưởng tới đời sống của người lao động.
Số người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng. Ước 4 tháng đầu năm, số người nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần tăng 19,02% so với cùng kỳ năm 2022.
Vì vậy, trong các giải pháp từ nay đến cuối năm, Chính phủ nhấn mạnh, điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí đầu vào, thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Tiếp tục xem xét hạ lãi suất, ổn định mặt bằng lãi suất cho vay; nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân; triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh thương mại điện tử, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phát huy các FTA đã ký kết cũng là những giải pháp Chính phủ đưa ra.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tuyệt đối không ban hành chính sách, quy định mới làm phát sinh chi phí, thủ tục, thời gian không cần thiết cho doanh nghiệp, người dân.
Tăng trưởng kinh tế quý I ước đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn kịch bản (5,6%).
Một số địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng GRDP ở mức thấp và giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hoặc giảm.
Lý giải vấn đề này, Chính phủ cho rằng do nền kinh tế có độ mở lớn, chịu tác động từ nền kinh tế thế giới gặp khó khăn, biến động, cạnh tranh ưu đãi thuế của Việt Nam giảm dần; đơn hàng sụt giảm do nhu cầu các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Trung Quốc giảm; chi phí nguyên liệu, lãi vay đều tăng cao.
Hoạt động xây dựng gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đang kiểm soát chặt chẽ. Năng lực của các doanh nghiệp còn hạn chế, việc thu hút đầu tư lớn nhằm tạo đột phá cho kinh tế của các địa phương còn yếu cũng là nguyên nhân khiến tăng trưởng suy giảm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà