Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 09/05/2015 - 08:56
(Thanh tra)- Trước nạn hàng giả, hàng nhái diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, đòi hỏi doanh nghiệp (DN) phải chủ động cung cấp thông tin để người tiêu dùng nhận biết, nhận dạng...
Bằng cảm quan rất khó phân biệt hàng thật (bên trái) với hàng giả (bên phải). Ảnh: Cảnh Nhật
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và các tổ chức sở hữu trí tuệ trên thế giới, “tội phạm lớn nhất của thế kỷ 21 là tội phạm làm hàng giả” và là vấn nạn chung của các nền kinh tế.
Ông Huỳnh Văn Minh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay hàng giả, hàng nhái khá phổ biến, có đến 26 ngành hàng bị làm giả, làm nhái trên thị trường. Từ những mặt hàng thông dụng như áo quần, mỹ phẩm, túi xách đến những mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thuốc Tây, rượu, thực phẩm chức năng. Thậm chí, những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật, dây chuyền sản xuất quy mô lớn như phụ tùng ô tô, thiết bị điện, điện tử cũng bị làm giả, làm nhái.
Theo thông tin từ Bộ Công thương, năm 2014 đã phát hiện và xử lý gần 17.400 vụ liên quan đến hàng giả, hàng nhái.
Nếu trước đây, khi DN cho ra sản phẩm mới phải sau hơn 6 tháng mới xuất hiện hàng giả, hàng nhái; thì nay có khi chỉ khoảng nửa tháng là hàng giả, hàng nhái đã xuất hiện trên tràn lan trên thị trường. Các đối tượng còn mượn đích danh công ty với địa chỉ, số điện thoại đường dây chăm sóc khách hàng, giấy bảo hành sản phẩm... Thậm chí, sẵn sàng làm giả con dấu của công ty để khẳng định bán hàng “chính hãng” và thực hiện các chiêu trò tặng quà, khuyến mãi...
Ông Nguyễn Lộc - Chủ tịch Hiệp hội Dây cáp điện TP Hồ Chí Minh, Tổng Giám đốc Cadivi cho biết, trong lĩnh vực dây cáp điện, tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn đang diễn biến phức tạp. Ngoài việc làm giả bao bì, logo, nhãn mác, một số đối tượng còn trộn dây thật với dây giả để bán.
Theo ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam, dây cáp điện là sản phẩm của Trung Quốc nhưng khi vào thị trường lại gắn nhãn mác Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong khi đó, người tiêu dùng ít hiểu biết về dây cáp điện hoặc nhà thầu có “nhu cầu” sử dụng loại dây cáp điện kém chất lượng để tăng lợi nhuận.
Trước thực trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan quản lý Nhà nước cần có biện pháp chế tài phù hợp đối với các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng giả, hàng nhái.
Theo ông Nguyễn Lộc, các DN phải không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Đăng ký và sử dụng tem hợp quy, tem chống hàng giả, mã số, mã vạch in trên nhãn sản phẩm. Sử dụng các phụ liệu, màu sắc trên bao bì, nhãn mác được chế tạo tinh xảo nhằm tạo rào cản kỹ thuật khó bắt chước.
Theo ông Huỳnh Văn Minh, DN phải chủ động thông báo với cơ quan quản lý về hiện tượng hàng giả, hàng nhái; đồng thời, thông tin rộng rãi đến người tiêu dùng tình hình hàng giả, hàng nhái để nhận biết. Cung cấp số điện thoại để khách hàng liên lạc khi có nghi vấn hoặc thắc mắc.
Cảnh Nhật
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân