Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 11/07/2014 - 20:54
Siêu thị ưu tiên phân phối, giảm chiết khấu đầu vào và hỗ trợ việc trưng bày cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc nhầm lẫn giữa hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc khiến đơn vị sản xuất ban đầu gặp khó khi đưa sản phẩm ra thị trường. Ảnh: Tú Uyên
Các mặt hàng lạ, những đặc sản địa phương ngày càng được các nhà bán lẻ, người tiêu dùng (NTD) quan tâm. Tuy nhiên, do quy mô, năng lực sản xuất còn hạn chế nên các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ khó tìm đầu ra. Các kênh bán lẻ hiện đại đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giúp nhà sản xuất mở rộng thị trường, đưa sản phẩm đến với NTD.
Hàng Việt bị nhầm với hàng Trung Quốc
Gần đây, nhiều NTD đi Siêu thị Big C ngạc nhiên khi bắt gặp loại cà chua trái “khủng”, một trái nặng từ ba đến bảy lạng, có những trái to nặng cả ký. Giá loại cà chua này cao gấp ba lần cà chua thường.
Bà Phạm Thị Thu Cúc, Giám đốc Công ty TNHH Rừng Hoa Bạch Cúc (Đức Trọng), cho biết giống cà chua này được mua từ một công ty Hà Lan. Không tiết lộ nhiều về công nghệ, bà Cúc chỉ ví von: “Chăm sóc loại cà chua này như chăm sóc một đứa trẻ. Một chút bất cẩn là có thể thất bại”.
Bà Cúc kể ban đầu khi đem ra bán ở chợ Đà Lạt, người dân thích thú với loại cà chua giống mới này nhưng thấy trái to quá nên họ ái ngại, sợ là hàng của Trung Quốc. Sau đó qua truyền thông sản phẩm này mới được người dân biết đến và tin dùng. Hiện sản phẩm không chỉ có mặt ở các cửa hàng mà còn được đưa vào Metro, Big C…
Câu chuyện tương tự là thịt heo hữu cơ của trang trại Bảo Châu. Heo được nuôi theo công nghệ vi sinh của Nhật Bản (EM).
Ông Nguyễn Đại Thắng, chủ trang trại này, cho biết heo ở đây được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn hữu cơ như ngũ cốc, bắp, cám gạo..., không dùng bột cá, không thuốc kháng sinh, không có chất kích thích tăng trưởng. “Nhìn bằng cảm quan, thịt heo hữu cơ và thịt heo thường giống y chang nhau. Vậy nên làm sao để NTD phân biệt được là khó khăn mà chúng tôi gặp phải” - ông Thắng chia sẻ. Loại thịt này có màu hồng tự nhiên, khi luộc hay xào miếng thịt nở ra, ít nước; khi luộc xương ống, nước trong và thơm hơn. Công ty phân phối mặt hàng này tại TP.HCM cho biết để NTD hiểu về thực phẩm sạch và chịu bỏ tiền ra để mua là rất khó. Do đó công ty sẽ quảng bá theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương” để giảm chi phí, giá đến NTD hợp lý.
Chị Lê Thị Hà (Gò Vấp) kể dưa lưới không còn xa lạ với chị nhưng nghe báo chí nói có loại dưa lưới nhập từ Trung Quốc nên chị phân vân không dám mua. Ở Co.opmart thấy có bán dưa này nhưng giá không cao, lại có logo của công ty nên chị Hà yên tâm mua.
Theo chị Văn Thị Mỹ Lệ, chủ trang trại dưa lưới Hoàng Xuân (Tây Ninh), hiện thị trường có dưa lưới xanh được nhập từ Trung Quốc rất giống dưa lưới trồng ở Việt Nam. NTD khó phân biệt được, chỉ có thể cảm nhận đó là dưa lưới Trung Quốc qua vài đặc điểm như trái dài, xanh đậm hơn, ăn vào sẽ thấy vị ngọt gắt và mềm chứ không ngọt thanh, thơm và giòn như dưa lưới của Việt Nam. Đây cũng chính là trở ngại ban đầu khi chị Lệ đưa sản phẩm ra thị trường bởi NTD không biết xuất xứ sản phẩm là từ một trang trại ở Việt Nam… Các sạp bán bên ngoài cũng đề nghị trang trại chị Lệ nên dán tem lên sản phẩm để tránh nhầm lẫn với hàng Trung Quốc.
Chị Lệ bộc bạch đến nay trang trại mở rộng diện tích đến 11.000 m2 nhà lưới, đáp ứng đầy đủ tiêu chí theo quy định. Sản phẩm đã đưa được vào siêu thị với logo tên của trang trại.
Một số DN khác cho biết ngoài những tiêu chuẩn cơ sở đạt được theo quy định pháp luật, các siêu thị đều có những hỗ trợ để DN đáp ứng đúng theo yêu cầu để có mặt ở siêu thị.
Hỗ trợ DN đưa hàng vào siêu thị
Để giúp nông sản địa phương tiếp cận được với NTD, ông Hồ Quốc Nguyên, Giám đốc đối ngoại Big C, cho biết siêu thị sẽ có khu trưng bày riêng biệt, thời hạn thanh toán thuận lợi hơn so với các nhà cung cấp thông thường. Ngoài ra, hợp đồng ban đầu có thời hạn sáu tháng sẽ giúp DN có thời gian thăm dò và thâm nhập thị trường.
Cùng tạo điều kiện cho các DN vừa và nhỏ tìm đầu ra, ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc marketing Saigon Co.op, cho biết siêu thị đang phối hợp với Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao chọn khoảng 10 DN vừa và nhỏ để hỗ trợ huấn luyện đào tạo. Theo đó, sẽ hướng dẫn những thủ tục về giấy tờ, xây dựng nhãn hiệu, tem nhãn, quy cách đóng gói bao bì… Đặc biệt siêu thị sẽ ưu tiên phân phối sản phẩm của những đơn vị này, giảm chiết khấu đầu vào, hỗ trợ quảng bá cùng các chương trình khuyến mãi. Đồng thời siêu thị sẽ tổ chức cho các DN nhỏ liên kết với nhau và liên kết với đơn vị phân phối để việc phân phối hàng thuận lợi hơn.
Ông Hưng chia sẻ nông dân và các nhà cung cấp sẽ không phải mất bất kỳ chi phí nào về quầy kệ hay đào tạo nhân viên khi tham gia vào chuỗi cung ứng siêu thị. Metro có các trung tâm thu mua để nông dân có thể vận chuyển hàng hóa tới tiêu thụ. Và siêu thị sẽ giúp đảm bảo chất lượng nông sản đầu ra cho nông dân.
Tú Uyên
Theo PLO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên