Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 02/02/2020 - 11:17
Tính đến cuối ngày 1/2, đã có 85 cửa hàng bị xử lý với số tiền vi phạm gần 89 triệu đồng và lực lượng quản lý thị trường tạm giữ 4.870 khẩu trang có dấu hiệu vi phạm.
Lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt hành chính Nhà thuốc Ngọc Lâm trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu chiều ngày 1/2/2020 do không niêm yết giá. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Theo báo cáo nhanh từ Tổng cục Quản lý thị trường, trong ngày 1/2, lực lượng quản lý thị trường trên toàn quốc đã đồng loạt ra quân tổng kiểm tra, xử lý và vận động các cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế thực hiện việc niêm yết giá bán, ký cam kết không vi phạm về giá, nguồn gốc xuất xứ đối với mặt hàng khẩu trang và nước sát khuẩn.
Tính đến cuối ngày, đã có 85 cửa hàng bị xử lý với số tiền vi phạm gần 89 triệu đồng và lực lượng quản lý thị trường tạm giữ 4.870 khẩu trang có dấu hiệu vi phạm.
Đặc biệt, đối với số khẩu trang có dấu hiệu vi phạm về nhãn hàng hóa và số khẩu trang đang tạm giữ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh xử lý và đưa ngay số hàng này ra thị trường phục vụ nhu cầu của người dân.
Ghi nhận trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường, tại nhiều địa phương đã xảy ra hiện tượng thiếu hàng, thu gom, tăng giá các mặt hàng khẩu trang, nước sát trùng và găng tay y tế phục vụ phòng bệnh.
Dọc tuyến phố Ngọc Khánh (Hà Nội), các cửa hàng thuốc đều treo biển thông báo hết khẩu trang y tế. Tại chợ thuốc Hapulico, hai doanh nghiệp phối hợp với Ban Quản lý, lực lượng quản lý thị trường và Công an tổ chức bán 17.000 hộp khẩu trang loại 50 chiếc/hộp với giá 50.000 đồng/hộp.
Dọc tuyến phố Phương Mai (Hà Nội), nhiều cửa hàng thuốc bán các loại khẩu trang nhiều loại với giá từ 150.000 đến 200.000 đồng/hộp, nhưng số lượng người mua không nhiều. Tại các khu vực khác, nhiều cửa hàng thuốc vẫn bán khẩu trang y tế với giá 3.000 đồng/chiếc (150.000 đồng/hộp), nhưng người mua cũng không nhiều.
Còn tại Quảng Ninh, hiện trên thị trường rất khan hiếm mặt hàng khẩu trang y tế. Các lực lượng chức năng đã kiểm tra và tạm giữ 200.000 chiếc khẩu trang (chủ yếu do thu gom để xuất sang bên kia biên giới).
Theo báo cáo, các lực lượng Hải quan, Biên phòng, Công an và Quản lý thị trường đang xem xét phương án xử lý nhằm sớm đưa số khẩu trang này ra phục vụ nhu cầu của người dân.
Tại Lào Cai, giá khẩu trang y tế phổ biến thông dụng ở mức 3.000 - 5.000 đồng/chiếc, tăng so với trước đây từ 1.000-3.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên, số lượng tại các cơ sở kinh doanh dược phẩm, vật tư y tế không còn nhiều, chỉ còn 5-10 hộp (50 chiếc/hộp) và nhiều cơ sở đã hết hàng.
Một số nhà thuốc đã quy định chỉ bán 10 chiếc/người đến mua, không có hiện tượng chen lấn, xổ đẩy nhau mua bán khẩu trang.
Địa bàn một số huyện vùng cao như Mường Khương, Si Ma Cai...thì mặt hàng khẩu trang y tế đã khan hiếm; các cơ sở kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế không còn hàng để cung cấp ra thị trường.
Ngoài địa bàn huyện Sa Pa, tại thành phố Lào Cai và huyện Bảo Yên đã có một số nhà hàng ăn uống, khách sạn, các điểm kinh doanh buôn bán nhỏ tổ chức phát miễn phí khẩu trang cho khách du lịch và khách đi đường.
Tại Hòa Bình, đối với mặt hàng khẩu trang tại các quầy thuốc, nhà thuốc hiện nay còn số lượng rất ít. Một số quầy thuốc, nhà thuốc đã hết mặt hàng khẩu trang. Trước nhu cầu tăng cao, nhiều người bán hàng online cũng tranh thủ quảng bá sản phẩm khẩu trang y tế trên mạng xã hội Facebook gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình kiểm soát.
Tại Hà Giang, qua kiểm tra, kiểm soát, giám sát, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hà Giang chưa phát hiện các vụ việc vi phạm có liên quan đến đầu cơ, găm hàng các mặt hàng thiết bị y tế và tăng giá quá mức.
Tại Hải Phòng, do nắm bắt, dự báo tình hình thị trường, các Đội Quản lý thị trường đã chủ động xây dựng phương án kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hang khẩu trang y tế, vật tư, hóa chất phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Vì vậy, đến chiều ngày 31/1, trên địa bàn thành phố Hải Phòng không còn xuất hiện những điểm kinh doanh công khai tăng giá bán hàng hóa quá mức đối với những mặt hàng trên, không còn tồn tại những tụ điểm đông người xếp hàng chờ mua khẩu trang. Đồng thời xuất hiện một số cơ sở treo biển phát khẩu trang miễn phí.
Tại Lạng Sơn, các Đội Quản lý thị trường phụ trách địa bàn biên giới đã phối hợp với các cơ quan chức năng khu vực biên giới tuần tra, kiểm soát chống xuất lậu hàng hóa vật tư y tế sang bên kia biên giới và đến nay chưa phát hiện vụ việc xuất lậu hàng hóa.
Hiện mặt hàng khẩu trang y tế khan hiếm trên thị trường, hầu hết các cửa hàng kinh doanh sản phẩm y dược đều không có khẩu trang để bán.
Tại Hải Dương, nguồn cung hạn chế, cầu tăng cao. Hầu hết các cửa hàng còn rất ít hàng để bán và được bán ra hạn chế về số lượng (5-10 chiếc khẩu trang/người). Giá bán có tăng và được giải trình là do tăng giá từ đầu vào.
Đối với khu vực miền Trung, hầu hết các tỉnh, thành phố nhu cầu mặt hàng khẩu trang y tế tăng cao, giá bán một số nơi tăng cao hơn trước đây. Nhiều nơi xảy ra tình trạng không đủ hàng để bán.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1/2, các Đội Quản lý thị trường ghi nhận sức mua mặt hàng khẩu trang y tế giảm so với ngày 31/1. Tuy nhiên, do lượng hàng bán ra chủ yếu là hàng tồn kho trước Tết nên một số nhà thuốc, cơ sở kinh doanh thiết bị y tế kinh doanh mặt hàng khẩu hàng y tế đã hết hàng hoặc chỉ còn số lượng ít.
Riêng khu vực chợ sỉ thuốc tây tại quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh thì tình trạng buôn bán khẩu trang vẫn diễn ra bình thường, chưa phát hiện tình trạng khan hiếm hàng. Số lượng người mua tập trung đông và lượng hàng hóa bán ra khá nhiều so với bình thường.
Đáng chú ý, tại các tỉnh, thành phố khác, các quầy thuốc, cơ sở kinh doanh mặt hàng trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chữa bệnh vẫn bán với số lượng ít, chỉ còn từ 1 đến 2 hộp khẩu trang.
Một số cơ sở đã hết hàng do sức mua tăng cao vào dịp học sinh đi học, công nhân đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. giá mặt hàng khẩu trang nhìn chung tăng nhiều so với trước đây.
Tuy nhiên, số lượng hàng tại các quầy thuốc, các cơ sở kinh doanh dụng cụ trang thiết bị y tế hiện còn rất ít, chủ yếu là bán lẻ, một số cơ sở không còn hàng để bán và cũng không nhập về do không có hàng.
Lực lượng quản lý thị trường trên cả nước tiếp tục thực hiện nghiêm việc triển khai phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra và kiên quyết xử lý đúng quy định những đối tượng vi phạm.
Doanh nghiệp và người dân nếu phát hiện những cơ sở kinh doanh thiết bị y tế lợi dụng tình hình khan hiếm thị trường để trục lợi có thể gọi điện đến hotline của Tổng cục Quản lý thị trường 1900.888.655 để kịp thời phản ánh, tố giác./.
Theo Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn