Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đất dự án bỏ hoang, chủ thành con nợ khó đòi

Thứ bảy, 13/06/2015 - 08:29

(Thanh tra) - Thuê 58.529m2 đất nông nghiệp, lập dự án (D.A) trang trại nuôi bò sữa. Hơn 10 năm (2003 - 2015), qua 2 chủ, 2 lần chuyển đổi ngành nghề, nay vẫn là bãi đất hoang. Hai ông chủ trở thành con nợ khó đòi của chính quyền xã.

D.A qua 2 chủ... 

Tháng 4/2003, UBND huyện Mỹ Đức đã ban hành Quyết định số 93 về việc thu hồi 58.529m2 đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, giao cho ông Nguyễn Tiến Dũng (thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, nay là quận Hà Đông, TP Hà Nội)), thuê xây dựng trang trại nuôi bò sữa với thời hạn 30 năm.

Trao đổi với PV, các ông Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu, Lê Đình Thư, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, cho biết: Diện tích đất bị thu hồi là vườn chè đang trong kỳ thu hoạch sản phẩm của một số hộ, là nguồn thu chính của người dân. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước, nhân dân đồng tình, ủng hộ việc thu hồi đất để xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa. Năm đầu triển khai D.A, thưởng rằng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ D.A này, người dân xã Đồng Tâm sẽ có thêm một nghề mới - nuôi bò sữa. Nhưng, chủ D.A chỉ dựng được mấy dãy nhà trên diện tích khoảng 3,2ha, nói là khu nhà xưởng và trại bò, diện tích đất còn lại hơn 2,6 ha thì xây tường bao làm khu trồng cỏ. Thực tế, cỏ không thấy mà bò sữa cũng không.

D.A nuôi bò sữa "treo" gần 6 năm. Tháng 3/2008, ông Dũng làm thủ tục chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh từ chăn nuôi bò sữa sang sản xuất vật liệu xây dựng bê tông nhẹ.

Ngày 10/4/2008, UBND huyện Mỹ Đức ra Quyết định số 780 phê duyệt D.A chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh của ông Dũng. D.A này có tổng mức đầu tư 12,5 tỷ đồng, trong đó vốn cố định 8,5 tỷ đồng, vốn lưu động 4 tỷ đồng.

D.A "Sản xuất bê tông nhẹ" tồn tại được 3 năm thì thất bại.

Tháng 3/2011, UBND huyện Mỹ Đức ra Quyết định số 627 về việc chuyển nhượng 58.259m2 đất D.A trang trại nuôi bò sữa từ chủ D.A là ông Nguyễn Tiến Dũng sang cho ông Vũ Viết Tùng (Giám đốc Cty Cổ phần Bê tông nhẹ Việt Nam.

D.A sản xuất bê tông nhẹ do ông Tùng làm giám đốc, tồn tại đến năm 2013 thì ngừng hoạt động và xuất hiện một ông chủ khác với ngành nghề sản xuất gỗ ép.

Trong suốt hơn 10 năm thuê đất, cả 2 ông chủ của 2 ngành nghề sản xuất kinh doanh chỉ sử dụng một phần khu đất dựng nhà xưởng, còn lại là đất bỏ hoang.

Trước kiến nghị của người dân xã Đồng Tâm, ngày 12/9/2014, UBND huyện Mỹ Đức ra Quyết định số 1720 về việc thu hồi 25.317m2 đất phi nông nghiệp của ông Vũ Viết Tùng. Diện tích đất khu nhà xưởng vẫn là khu nhà hoang, quanh năm kín cổng cao tường.

Con nợ khó đòi  

Căn cứ Hợp đồng số 02/2003 ngày 15/4/2003 giữa Phòng Địa chính huyện Mỹ Đức với ông Nguyễn Tiến Dũng, chủ D.A chăn nuôi bò sữa, mỗi năm ông Dũng phải nộp vào ngân sách UBND xã Đồng Tâm số tiền thuê đất là 35.117.400 đồng. Căn cứ vào Biên bản Hội nghị về cho thuê đất và đền bù hoa lợi trên đất ngày 18/10/2002 giữa UBND xã Đồng Tâm với ông Nguyễn Tiến Dũng, thì ông Dũng phải trả tiền đền bù hoa lợi trên đất (chè búp) cho những hộ dân bị thu hồi đất  vườn chè là 29.264.500 đồng.

Ngay từ năm đầu tiên triển khai D.A chăn nuôi bò sữa, ông Nguyễn Tiến Dũng mới thanh toán được 25.000.000/64.381.900 đồng cho UBND xã Đồng Tâm, còn nợ 39.381.900 đồng. Kế tiếp các năm sau, từ 2004 đến năm 2009, mỗi năm ông Dũng chỉ thanh toán cho xã Đồng Tâm 1/2 số tiền phải nộp. Riêng năm 2007, ông chủ D.A trang trại bò sữa không nộp được một đồng nào vào ngân sách UBND xã Đồng Tâm. Tổng số nợ của chủ trang trại bò sữa Nguyễn Tiến Dũng còn nợ tiền thuê đất UBND số tiền là 211.517.000 đồng.

Năm 2010, diện tích 58.259m2 đất D.A chăn nuôi bò sữa của ông Nguyễn Tiến Dũng được chuyển sang chủ mới là ông Vũ Viết Tùng. Chủ mới cũng không "sáng sủa" hơn chủ cũ. Năm 2010, theo mức giá mới, Cty Cổ phần Bê tông nhẹ Việt Nam phải nộp tiền thuê đất cho UBND xã Đồng Tâm là 98.326.200 đồng. Cty nộp đủ 100%. Bước sang năm 2011, mức nộp tăng lên 134.613.250 đồng; năm 2012 mức nộp giảm xuống 121.737.200 đồng; năm 2013, tăng lên 135.783.800 đồng; năm 2014 mức nộp là 145.148.200 đồng. Liên tục trong 4 năm (2011 đến 2014) Cty Cổ phần Bê tông nhẹ Việt Nam không nộp được một đồng tiền thuê đất vào ngân sách UBND xã Đồng Tâm.

Đến hết năm 2014, cả 2 D.A: Chăn nuôi bò sữa của ông Dũng và sản xuất bê tông nhẹ của ông Tùng nợ tiền thuê đất với UBND xã Đồng Tâm là 537.282.450 đồng. Các hộ có vườn chè trên khu đất bị thu hồi đất hơn 10 năm, hiện vẫn chưa nhận được tiền bồi thường hoa lợi trên đất (chè).

Hiện tại, Cty Cổ phần Bê tông nhẹ Việt Nam đã ngừng sản xuất, kinh doanh. Chủ trang trại nuôi bò sữa cũng "lặn" biệt tăm. Có lẽ, để đòi được món nợ hơn nửa tỷ đồng của 2 ông chủ thuê đất là điều không dễ đối với UBND xã Đồng Tâm.

Như vậy, hơn 10 năm thuê trên 5,8 ha đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, cả 2 D.A được UBND huyện Mỹ Đức giao đất cho thuê đều không phát huy được hiệu quả kinh tế. Diện tích đất để hoang hóa chiếm phần nhiều. D.A treo, dân lại thiếu đất sản xuất. Mong rằng UBND huyện Mỹ Đức cần sớm xem xét thu hồi toàn bộ diện tích đất của D.A sản xuất bê tông nhẹ thuộc xã Đồng Tâm, giao lại cho người dân đủ điều kiện, đúng đối tượng để sản xuất, canh tác.

   Hồng Bài  

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024
Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.

Cao Sơn

08:06 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm