Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 04/03/2020 - 16:44
(Thanh tra)- Tính đến thời điểm này, tổng lượng hàng hóa còn đang tồn tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc là 695 xe và 11 toa tàu. Tiến độ thông quan chậm do 2 bên phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nên khó tránh khỏi tình trạng ùn ứ.
Người tiêu dùng Hà Nội “giải cứu” dưa hấu Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Hải
Phạm vi ảnh hưởng của dịch và biện pháp, chống dịch tới xuất nhập khẩu tương đối rộng, trong đó, thương mại biên giới sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn và trung hạn (có thể là 6 - 8 tháng). Trung Quốc là thị trường lớn, chiếm 24% giá trị trong tổng số lượng hàng nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu ra thế giới.
Qua ảnh hưởng của dịch Covid-19, người đứng đầu ngành Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Cần nhìn nhận lại và tập trung tái cơ cấu vùng sản xuất, gia tăng chế biến, liên kết chặt chẽ, phát triển chuỗi giá trị dài và mở ra nhiều thị trường mới, đặc biệt “không để trứng vào một giỏ”. Các sản phẩm nông sản Việt phát triển và tăng được giá trị cần phải chú trọng phát triển logistics vùng nguyên liệu.
Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu: Cần tính toán các biện pháp dài hạn căn cứ tình hình tái cơ cấu một số đối tượng sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, các vùng hiện nay đang trồng dưa hấu, tới đây không trồng dưa hấu mà chuyển sang cây trồng khác dễ tiêu thụ hơn. Đây cũng là cơ hội tạo một áp lực bức bách để đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở chuỗi liên kết. Không thể để mãi tình trạng đưa ra thị trường sản phẩm thô, sản phẩm chưa qua chế biến, có rủi ro lại tập trung vào giải quyết. “Qua việc này, chúng ta cần nhìn nhận và xác định tập trung tái cơ cấu vùng hàng hoá, chế biến sâu, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị và mở ra nhiều thị trường mới”, Bộ trưởng gợi mở.
Đề xuất giải pháp tiêu thụ nông sản sao cho hiệu quả, ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) nhấn mạnh tới tiềm năng thị trường nội địa của Việt Nam là 100 triệu dân.
Theo đó, từ ngày 6/2 đến nay toàn bộ 27 điểm cửa hàng siêu thị của Hapro đã đồng loạt triển khai chương trình đẩy mạnh tiêu thụ dưa hấu và thanh long. Việc tiêu thụ không chỉ được tổ chức ở các kệ hàng mà còn xây dựng thành các ụ đảo thanh long và dưa hấu tại mặt tiền các siêu thị để thu hút, tiện lợi cho người tiêu dùng mua hàng... Nhờ đó, lượng tiêu thụ thời gian qua đã gia tăng từng ngày. Đến thời điểm này, các hệ thống cửa hàng, siêu thị của Hapro đã tiêu thụ được khoảng trên 200 tấn thanh long và dưa hấu chỉ trong thời gian ngắn. Hiện tại, Hapro vẫn đang tiếp tục triển khai chương trình đẩy mạnh tiêu thụ đối với thanh long và dưa hấu, mặc dù giá trên thị trường hiện cũng đã tăng lên.
“Vấn đề xa hơn là làm sao sau những chương trình này, chúng ta cần phải có những giải pháp, cách làm mang tính bền vững hơn trong việc xây dựng mối liên kết giữa nông dân, các HTX với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nhằm khai thác thị trường 100 triệu dân. Như vậy, cần thay đổi việc tiếp cận thị trường cả xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, còn để như hiện nay thì điệp khúc “giải cứu, hỗ trợ” năm nào cũng lặp lại”, ông Vượng gợi ý.
Cùng với đó, TS Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT) cũng đề cập tới vai trò của các hiệp hội trong tiêu thụ nông sản. Theo TS. Minh, trong các đợt "giải cứu" vừa qua, hầu như vắng bóng sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng mà chỉ có các đơn vị bán lẻ làm việc với các nhà cung cấp. “Những lễ hội như cà phê, lúa gạo, hạt điều, hạt tiêu... phải là hoạt động quảng bá, xúc tiến của hiệp hội ngành hàng nhằm quảng bá thương hiệu, nâng cao nhận thức và bán hàng của doanh nghiệp với đối tác và người tiêu dùng. Hoạt động đó phải là hiệp hội ngành hàng tổ chức bằng kinh phí của các doanh nghiệp thành viên được hưởng lợi từ những hoạt động này. Trong khi đó, các sự kiện này ở Việt Nam lại chưa đáp ứng mục tiêu này”, TS Minh nói.
Ở góc nhìn của chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan cho rằng: Người nông dân vẫn chưa biết đi đâu, về đâu, làm thế nào để xác lập một thị trường bền vững cho đầu ra của các mặt hàng của mình. Kể cả cơ quan chức năng cũng đang lúng túng trong vấn đề quản lý, phát triển nông nghiệp như thế nào để mang lại lợi ích cho những người làm nông nghiệp. Nếu kéo dài tình trạng này thì sẽ không giữ được những người đang quan tâm đến ngành nông nghiệp kể cả những người nông dân và doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp. Thất bại của người nông dân chính là thất bại của các doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ nông sản.
Về việc phụ thuộc thị trường Trung Quốc, theo bà Phạm Chi Lan, điều này dẫn đến những khó khăn đối với không chỉ ngành Nông nghiệp mà còn với các ngành công nghiệp khác như dệt may, điện tử...
“Nên chấm dứt giải cứu ở một ngưỡng nào đó chứ không thể áp dụng mãi được. Căn bệnh mãn tính đó cũng kéo dài cả chục năm nay, nếu cứ tiếp tục giải cứu thì nó sẽ còn lây lan ra nữa, làm hại cả cơ thể ngành nông nghiệp Việt Nam”, bà Pham Chi Lan nói.
Nguyễn Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh