Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/04/2018 - 13:05
(Thanh tra)- Thị trường tiêu dùng thực phẩm 50 tỷ USD vô cùng béo bở chính là miếng bánh mà các “ông lớn” hò nhau chia phần. Tuy nhiên, kích thước phần bánh ra sao còn phụ thuộc vào tiềm lực, lợi thế của mỗi doanh nghiệp.
Hệ thống chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh của Thế giới Di động đang được phát triển và mở rộng dày đặc ở ngoại thành TP HCM. Ảnh: TM
Cạnh tranh bằng độ phủ
Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan) cho biết, để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, Vissan đang nghiên cứu xây dựng thêm điểm kinh doanh trong chợ và mở rộng thị trường thực phẩm chế biến tại khu vực nông thôn thông qua 120 đại lý và hơn 130.000 điểm bán trên cả nước.
Không chỉ Vissan tính kế hoạch mở rộng điểm bán, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) - công ty mẹ của Vissan - cũng liên tục mở rộng mạng lưới bán lẻ. Trong năm 2018, Satra dự kiến phát triển mạng lưới với 19 Co.opmart, 2 Co.op Xtra, 170 Co.op Food, 150 cửa hàng Co.op Smile, 50 cửa hàng tiện lợi Cheers, 1 Co.opmart phân khúc cao (Finelife). Mục tiêu Satra sẽ tăng 10% doanh số trong năm 2018 so với con số 30.000 tỷ đồng của năm trước đó.
Có thể thấy, chuỗi cửa hàng tiện lợi tạp hóa thực phẩm Co.op Food dự kiến là quân át chủ bài mở rộng của Satra trong năm 2018. Mô hình này được ra mắt vào tháng 12/2008 và hiện có khoảng 180 cửa hàng, tức mở mới 20 - 30 cửa hàng mỗi năm. Ngoài ra, Co.op Smile cũng nằm trong định hướng trọng tâm của Satra với sự tiện lợi về các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh, đồ dùng thiết yếu trong gia đình, được người dùng TP HCM ưa chuộng với diện tích nhỏ gọn 150 - 200m2.
"Ông lớn" ngành bán lẻ khác là Thế giới Di động cũng ấp ủ triển khai mở rộng chuỗi rau củ Bách hóa Xanh với kỳ vọng đến cuối năm 2018, chuỗi siêu thị Bách hoá Xanh sẽ bao phủ khu vực TP HCM với tổng số từ 800 đến 1.000 cửa hàng và chấp nhận bù lỗ khoảng 300 - 400 tỷ đồng.
Tập đoàn Vingroup với chuỗi cửa hàng tiện ích, siêu thị Vinmart và siêu thị mini Vinmart+ cũng đang "làm mưa làm gió" trên thị trường với khoảng 1.000 cửa hàng trên cả nước và dự kiến sẽ phát triển lên 4.000 cửa hàng Vinmart+ vào năm 2020.
Đâu là công thức chiến thắng?
Ngành bán lẻ của Việt Nam tăng trưởng khoảng 10% trong nhiều năm qua, kênh bán lẻ truyền thống đóng góp khoảng 83% doanh số thị trường. Người tiêu dùng vẫn có thói quen mua sắm qua kênh bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia kỳ vọng rằng ngành bán lẻ thực phẩm hiện đại sẽ chiếm khoảng 20% doanh thu tại Việt Nam vào năm 2025.
Cũng theo xu hướng này, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương dự báo, sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, sự phát triển của giai cấp trung lưu với thu nhập khả dụng tăng, sự đô thị hoá và mối quan tâm về an toàn thực phẩm là yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh doanh bán lẻ hiện đại. Do đó, phương thức bán lẻ hiện đại trở thành yếu tố sống còn trong sự phát triển của ngành.
Ông Nguyễn Ngọc An thừa nhận không thể cạnh tranh được ở chợ truyền thống nên doanh thu năm 2017 từ kênh bán lẻ truyền thống giảm 25%, trong khi doanh thu từ kênh bán lẻ hiện đại tăng 19%.
Còn ông chủ của Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài đánh giá ngành hàng bán lẻ tiêu dùng là thị trường 50 tỷ USD, trong đó dưới 30% thị phần đang được phục vụ bởi mô hình siêu thị lớn. Còn lại, trên 70% thị phần ở các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ. Mục tiêu của Thế giới Di động khi mở Bách hóa Xanh là xây dựng mô hình chợ hiện đại, quy mô nhỏ trong siêu thị mini và có mặt ở mọi nơi để lấy đi 10% trong tổng số 70% thị phần kia.
Để làm được điều này, Bách hóa Xanh theo đuổi 5 giá trị: (1) mạng lưới bao phủ dày đặc, tạo sự thuận tiện; (2) thực phẩm chất lượng, tươi sống; (3) danh mục nhu yếu phẩm phong phú hơn tạp hóa; (4) không gian mua sắm hiện đại, tiện ích; (5) thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Vị trí đặt cửa hàng Bách hóa Xanh cần đạt được mật độ dân cư, len lỏi trong đường nhỏ và có doanh thu.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo cũng xác định xây dựng Bách hóa Xanh gặp 2 vấn đề khó khăn, thứ nhất là phải hoàn thiện mọi công cụ quản lý và thứ hai là doanh thu trung bình của cửa hàng giảm khi mở rộng hệ thống. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này nhưng địa điểm đặt cửa hàng có thể là nguyên nhân chính, ví dụ ở vị trí khuất quá hoặc dân cư thưa thớt. Cả hai việc đều đang được Thế giới Di động xử lý và dự kiến tới tháng 6 sẽ cho câu trả lời.
Các hệ thống “chạy đua” trong việc bao phủ là điều dễ hiểu, tuy nhiên câu chuyện phía sau về chất lượng sản phẩm và vệ sinh thực phẩm còn được quan tâm.
Trong một thị trường cạnh tranh giữa các thương hiệu cùng mở rộng, ông An tự tin Vissan đủ sức cạnh tranh do bán sản phẩm chuyên doanh doanh nghiệp sản xuất và chủ yếu là hàng tươi sống qua các sạp chợ và cửa hàng bán sỉ do chính mình đầu tư, hoặc qua các kênh bán lẻ hiện đại như các hệ thống siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng thực phẩm tại địa bàn TP HCM.
Còn Vinmart và Vinmart+ có được sự hậu thuẫn từ nguồn rau sạch phong phú của VinEco, chưa kể còn có thẻ tích điểm, triết khấu giá bán sản phẩm cho người dùng, vì thế có thể cạnh tranh về giá.
Ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua? Câu trả lời lúc này có thể còn vội vàng, tuy nhiên khi mỗi doanh nghiệp sở hữu một lợi thế riêng thì mọi thứ sẽ ngã ngũ trong tương lai rất gần.
Trà My
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên