Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/04/2014 - 18:53
(Thanh tra) - Tại cuộc họp về nâng cao năng lực, chất lượng vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không để giảm tải cho vận tải đường bộ, chiều 18/4, nhiều ý kiến bày tỏ, cần chấn chỉnh bất cập, nâng cao năng lực vận chuyển đường sắt và đường thủy, đưa giải pháp hữu hiệu nâng thị phần vận chuyển của loại hình vận tải này.
Ngành đường sắt cần thay đổi tư duy bao cấp để thu hút khách hàng vận tải. Ảnh: T.A
Vận tải đường thủy, đường sắt rẻ hơn nhiều so với đường bộ
Ông Khuất Việt Hùng, Vụ trưởng vụ Vận tải đánh giá, năng lực vận tải của các loại hình đường thủy, đường sắt vẫn còn dư khả năng vận tải. Cùng với đó, vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa giá cước rẻ hơn nhiều so với vận tải đường bộ. Ví dụ, vận tải đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai chỉ bằng 60% cước đường bộ, tuyến Sài Gòn- Hà Nội chỉ bằng 50% so với vận chuyển container đường bộ…, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa chỉ bằng 25-40% chi phí vận tải đường bộ.
Theo ông Hùng, với đường sắt, nếu tối ưu hóa thời gian quay vòng và sắp xếp hàng thì có thể tăng thêm 30% năng lực, còn đường thủy nội địa hiện cũng đang dư thừa đến 40-50% năng lực vận tải. Tuy nhiên, có một yếu điểm trong các loại hình vận tải này là chất lượng dịch vụ cũng như tính tiện ích trong vận chuyển hàng hóa kém. Hầu hết chỉ tập trung kinh doanh dịch vụ vận tải đơn phương thức, không xây dựng dịch vụ cung ứng để đảm bảo hàng hóa đi từ kho đến kho, cửa đến cửa.
Bà Vũ Thị Đức, Tổng Giám đốc Tổng Cty Mía đường 1 cho biết, đơn vị này được cấp quota xuất khẩu 10.000 tấn đường qua biên giới Lào Cai, tuy nhiên việc vận chuyển từ Thanh Hóa lên Lào Cai hiện gặp rất nhiều khó khăn. “Từ khi Bộ Giao thông vận tải cùng các ngành, địa phương thực hiện ráo riết cân xe trên đường bộ thì cước vận tải tăng lên rất nhiều. Chúng tôi làm việc với Đường sắt, đã ký xong hợp đồng vận chuyển nhưng mấy tuần này vẫn chưa được xếp lịch để chuyển hàng đi. Trong khi, quota xuất khẩu chúng tôi được cấp chỉ đến hết ngày 31/5”.
Vận tải đường thủy nội địa và hàng hải cũng cần khắc phục những tồn tại để cạnh tranh với đường bộ. Ảnh: T.A
Có tồn tại tình trạng “chạy toa”
Trước bức xúc của nhiều doanh nghiệp hàng hóa về vận tải đường sắt, ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng Giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam giải thích, năng lực vận chuyển của ngành đường sắt tuyến phía Tây (đi Lào Cai) hiện đang giảm sút, chỉ còn 13 đôi tàu chạy nên không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, đặc biệt về năng lực bốc xếp. Có ngày, tại ga Lào Cai đọng đến 400 - 500 toa xe.
Giá cước bốc dỡ ban ngày tại ga Lào Cai hiện 20.000 đồng/tấn, ban đêm là 40.000 đồng/tấn, nên theo phản ánh, các chủ hàng không muốn bốc dỡ vào ban đêm. Hiện, ga Lào Cai đang đầu tư thêm 2 băng chuyền, nâng năng lực dỡ hàng vào khoảng 70-75 xe/ngày, xếp hàng khoảng 60 xe/ngày.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng, không phải do năng lực vận chuyển của Đường sắt mà do năng lực xếp dỡ không đáp ứng được. “Một số chủ hàng đã phản ánh với tôi, muốn hàng được xếp toa sớm thì phải “chạy”, hình thành cò “chạy toa”, sinh ra cơ chế xin - cho như bao cấp. Ngành Đường sắt nên đi trồng sung rồi cứ vậy mà ngồi chờ sung rụng”. Bộ trưởng Thăng phản ứng.
Hạ tầng dịch vụ của vận tải đường sắt và đường thủy hiện rất yếu, hệ thống bốc xếp lạc hậu, bến bãi khoa chứa xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu. Hơn nữa, hệ thống các đường nhánh kết nối từ cảng sông, biển đến nhà ga, trung tâm hàng hóa còn rất yếu. Trong khi đó, thị trường vận tải hiện cắt khúc quá nhiều, không có tính liên kết.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã giao các Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực chấn chỉnh bất cập, nâng cao năng lực vận chuyển ngành Đường sắt; làm việc với vận tải thủy, hàng hải để khắc phục tồn tại, đưa giải pháp hữu hiệu nâng thị phần vận chuyển của loại hình vận tải này. Đồng thời, đánh giá lại vấn đề kết nối trong vận tải, rà soát lại các văn bản quy định việc vận chuyển bằng container không được quá 300km. Trước mắt ưu tiên vận chuyển mặt hàng nông sản, nhất là hàng tươi sống, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp để hỗ trợ nông nghiệp, nông dân.
T.An - T.Nhung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải