Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 06/04/2018 - 06:24
(Thanh tra)- Đây là chủ đề được bàn luận sôi nổi tại hội thảo kinh tế số và chính sách an ninh mạng, được tổ chức mới đây, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu với quốc tế và không nằm ngoài xu thế của cuộc công nghiệp 4.0.
Thời đại công nghệ số, hành khách có thể ngồi nhà đặt vé và thanh toán tiền trực tuyến bằng thiết bị cầm tay thông minh. Ảnh: Hữu Oanh
Thương mại điện tử tăng tốc
Trong hệ thống kinh tế số, có 3 thị trường nổi bật là viễn thông, công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Các doanh nghiệp viễn thông, Internet đã liên lục phát triển và đạt mức doanh thu 6,1 tỷ USD vào năm 2016; còn ngành công nghệ thông tin có tổng doanh thu là 67,6 tỷ USD, tăng trưởng 11%. Có đến 7% doanh nghiệp mới được thành lập trong 6 năm trở lại đây trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông.
Theo đánh giá của chuyên gia, thương mại điện tử, một trong những cấu phần trọng yếu nhất của kinh tế số ở Việt Nam, đã tăng trưởng vượt bậc về quy mô thị trường, doanh thu, cũng như khởi nghiệp và đầu tư trong 5 năm trở lại đây. Thị trường thương mại điện tử có tổng doanh thu năm 2016 đạt 5 tỷ USD. Năm 2017, 21 doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử nhận được đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên đến 83 triệu USD, cao nhất trong các ngành nghề được huy động vốn đầu tư.
Xu hướng sáp nhập và mua lại (M&A) đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng đều kể cả về giá trị lẫn số lượng thương vụ qua các năm. Năm 2005 chỉ ghi nhận 18 thương vụ M&A trong thị trường bán lẻ với tổng giá trị 61 triệu USD, nhưng 10 năm sau con số này tăng lên đạt 500 thương vụ, giá trị mua lại là 5,2 tỷ USD. Điển hình là Công ty Transcosmos Nhật Bản mua lại website Hotdeal.vn; Thailand Central Group liên tục thâu tóm các doanh nghiệp như Nguyễn Kim (2015), BigC và Zalora (2016). Hay như, đứng hàng đầu trong thương mại điện tử Việt Nam phải kể đến Lazada với 55 triệu lượt truy cập mỗi tháng và đã bị mua lại bởi Alibaba vào năm 2016...
6 loại rủi ro mạng phải đối mặt
Các chuyên gia công nghệ thông tin phân tích và nêu rõ 6 loại rủi ro mạng mà người dùng Việt Nam phải đối mặt.
Thứ nhất rủi ro mạng xã hội. Năm 2017 có 31,66 triệu người dùng Facebook, chiếm 33% dân số. Việc nhân viên sử dụng mạng xã hội sẽ dẫn đến các nguy cơ tiềm ẩn như mật khẩu, dữ liệu quan trọng của công ty bị đánh cắp. Ngoài ra, nhiều công ty sử dụng mạng xã hội làm nền tảng quảng cáo và đứng trước nguy cơ bị bôi nhọ, giả mạo.
Thứ hai, rủi ro mã hóa dữ liệu dựa trên việc tấn công và mã hóa dữ liệu để tống tiền thường quen thuộc hơn với người dùng phổ thông. Ví dụ điển hình là sự xuất hiện của virus WannaCry tháng 10/2017.
Thứ ba, rủi ro đến từ điện toán đám mây xảy ra khi tổ chức, công ty quá phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ và không đảm bảo được các điều khoản chia sẻ thông tin.
Rủi ro tiếp theo đến từ dữ liệu lớn khi đây là xu thế đáng quan tâm, nhưng cũng đem đến mặt trái về việc gây ra rò rỉ dữ liệu cá nhân và xung đột với sự thay đổi chính sách.
Rủi ro thứ năm đến từ công nghệ Internet vạn vật vừa đem lại tiềm năng kinh tế cao, vừa đứng trước những thách thức lớn như bảo vệ dữ liệu, quản lý số lượng các thiết bị với tốc độ gia tăng rất nhanh, thiếu sự bảo mật.
Cuối cùng là rủi ro đến từ thiết bị riêng. Khi người dùng có thể phải đối mặt với những rủi ro đối với thông tin cá nhân khi sử dụng thiết bị riêng của mình. Ví dụ bị mất thiết bị, nhiễm mã độc, lộ hoặc bị ăn cắp dữ liệu khi truy cập mạng.
Trên thực tế, rủi ro an ninh mạng đã gia tăng đáng kể trên các phương tiện. Hãng Bảo mật Kaskesky cho biết, năm 2017 có 35,1% người dùng Internet Việt Nam có khả năng bị tấn công mạng, xếp thứ 6 thế giới. Trung tâm Ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) thống kê được trong năm 2017, Internet Việt Nam đã bị đe dọa bởi 10 vụ tấn công mạng, gây thất thoát số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Đây là điều mà các nhà làm chính sách, các cơ quan quản lý Nhà nước cần khẩn trương có giải pháp để xử lý.
Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ thông tin, trong 10 năm qua, kinh tế số đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh. Năm 2007, số lượng sử dụng Internet tại Việt Nam là 17.718.112 người, đến năm 2017 đã tăng lên 64 triệu người. Tức là xấp xỉ 67% dân số và tăng trưởng tới 261%. Con số này cũng đưa Việt Nam trở thành nước thứ 13 trong 20 quốc gia có số dân sử dụng Internet đông nhất. Xu hướng sử dụng Internet tại Việt Nam là bằng điện thoại thông minh, chiếm 72% và 50% người sử dụng máy tính. |
Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà