Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bồi thường khi thu hồi đất phải sát với giá thị trường

Thứ bảy, 05/04/2014 - 07:08

(Thanh tra) - Đất đai là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, nhất là việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Làm thế nào để người dân không “nóng”, không bị “bần cùng hóa” khi thu hồi đất vẫn đang làm đau đầu các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách.

Giá đền bù khi thực hiện các dự án luôn là vấn đề nóng và nhạy cảm. Ảnh minh họa.

Chia sẻ lợi ích công bằng, giảm khiếu kiện

Theo Thống kê của Bộ Tài nguyên -  Môi trường, trong số hàng ngàn vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai thời gian qua, có tới 70% vụ là do giá bồi thường chưa thỏa đáng. Trong khi đó, khung giá đất thị trường hiện vẫn có sự chênh lệch rất lớn giữa quy định cũ và quy định mới. 

Tại tọa đàm về các dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 vừa diễn ra, đại diện Liên minh Đất đai (Landa) cho rằng, để giảm xung đột, tăng tính đồng thuận thì phải tổ chức tốt đối thoại và chia sẻ lợi ích giữa các bên. “Điều đó vừa tạo điều kiện giảm được nguy cơ tham nhũng, vừa giảm được khiếu kiện của người có đất bị thu hồi”.

Một ví dụ được Landa đưa ra là Đà Nẵng cũng tổ chức khá tốt khâu đối thoại giữa chính quyền và người dân về việc Nhà nước thu hồi đất gắn với quy hoạch lại TP, giải quyết tái định cư theo quy hoạch lại TP thông qua cơ chế “góp đất và chia sẻ lợi ích” khi thực hiện các dự án giao thông và chỉnh trang đô thị. Theo đó, Nhà nước mở rộng diện tích thu hồi dọc theo 2 bên đường, lấy quỹ đất sạch “bán” cho nhà đầu tư, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách. Trong quá trình thực hiện, chính quyền Đà Nẵng công khai các dự án, lấy ý kiến người dân để tạo sự đồng thuận, thực hiện bồi thường bằng đất đối với các hộ tái định cư với giá trị quy đổi. Mức giá đền bù và tái định cư khi đó được áp dụng thống nhất cho tất cả các dự án toàn TP. Thực hiện bồi thường bằng đất đối với các hộ tái định cư với giá trị quy đổi…

Còn TP. Hồ Chí Minh, Nhà nước thu hồi đất theo “phương thức mềm” dựa trên sự đồng thuận của nhà đầu tư với người bị thu hồi đất đạt được ít nhất 70%. Số trường hợp mà không thể tiến triển thêm mới “can thiệp cứng” bằng quyết định thu hồi đất với phần diện tích không thể thỏa thuận giữa 2 bên.

Các nhà đầu tư bắt buộc phải sử dụng dịch vụ định giá đất độc lập để xác định giá đất phù hợp, lập hội đồng thẩm định giá để xem xét đưa ra giá đất đã được thẩm định và trình UBND TP quyết định giá đất sẽ áp dụng khi thu hồi. UBND TP cũng động viên các nhà đầu tư tự nguyện thực hiện quá trình đối thoại với những người bị thu hồi đất về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 

Cơ chế này được đánh giá sẽ giúp nhà đầu tư chủ động trong triển khai thực hiện và dễ dàng tạo đồng thuận giữa doanh nghiệp sẽ được nhận đất và người bị mất đất trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất cho dự án đầu tư; đồng thời giảm nhẹ khối lượng “can thiệp cứng” của Nhà nước.

Ông Phạm Văn Thành, Liên minh Đất đai cho biết, theo nhiều số liệu khảo sát, số lượng khiếu kiện của người bị thu hồi đất khi thực hiện cơ chế này rất thấp. Đa số người dân hài lòng với phương án đã thực hiện. “Người bị thu hồi đất trở thành những người được thu hồi đất”. Người dân được lợi hơn thấy rõ thì khả năng đạt được đồng thuận cũng cao hơn nhiều.

Triệt tiêu hệ lụy

Từ kinh nghiệm của TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Landa kiến nghị bổ sung quy định về quá trình đối thoại cần thực hiện giữa chính quyền và những người bị thu hồi đất khi thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch (Điều 75 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai do Bộ Tài nguyên - Môi trường đưa ra hồi tháng 1 năm nay) theo hướng Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp hoặc ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường, Chủ tịch UBND huyện tổ chức đối thoại với người bị thu hồi đất về quy hoạch phát triển của địa phương, chính sách thu hồi, phương án tái định cư… Trường hợp, Nhà nước thu hồi đất theo dự án để giao đất hoặc cho thuê đất thì nhà đầu tư có quyền đề xuất nguyện vọng được đối thoại với người bị thu hồi đất về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên…

Cùng với đó, cần đặc biệt quan tâm đến tính công khai, minh bạch; trình tự, thủ tục Nhà nước quyết định giá đất phải bảo đảm công bằng, khách quan, hỗ trợ đời sống, việc làm, thu nhập của những người bị Nhà nước thu hồi đất; giám sát và đánh giá gắn với công cụ để người dân thực hiện quyền giám sát của mình…

Từ góc độ một chuyên gia, người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý Nhà nước về đất đai, GS.TSKH Đặng Hùng Võ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường) nhận định, không nhiều tỉnh, thành có được những điều kiện hấp dẫn, quỹ đất đẹp, bám biển như Đà Nẵng để áp dụng, nhân rộng, nhất là những tỉnh, TP miền núi, khó khăn. “Tuy nhiên, nên thu hồi đất theo quy hoạch phải làm đúng qui trình như Đà Nẵng”.

GS. Đặng Hùng Võ nhấn mạnh, dù có chủ trương đúng, nhưng khi không cụ thể hoá được bằng các quy định, điều luật cụ thể, khả thi thì chủ trương sẽ chỉ trở thành “khẩu hiệu”, nói được mà không thực hiện được. Vì vậy, muốn tạo sự đồng thuận trước hết bản thân pháp luật phải được thực thi, “không thể để tình trạng luật quy định, không ai thực hiện cũng chẳng chết ai”. 

Dẫn chứng quy định về bảng giá đất trong Luật Đất đai 2003 “sát với giá thị trường, nếu chênh lệch 20% phải điều chỉnh” nhưng thực tế người dân thường chưa hài lòng vì giá đất luôn thấp hơn giá thị trường trong tính giá trị bồi thường, hỗ trợ, GS. Đặng Hùng Võ đề xuất, thành viên Hội đồng Thẩm định giá đất từ khu vực quản lý Nhà nước không vượt quá nửa số thành viên, còn lại là các chuyên gia cao cấp về định giá. Quyết định giá áp dụng của UBND cấp tỉnh cũng không được đưa ra mức giá “lệch pha” so với kết luận thẩm định của hội đồng mà chỉ được quyết định đồng ý hay không đồng ý với kết luận thẩm định để tránh quy định này chỉ mang tính hình thức và thiếu sức sống. 

Về vấn đề hỗ trợ đời sống cho người dân bị thu hồi đất, GS. Đặng Hùng Võ gợi ý: Phải giải quyết sinh kế cho người dân để họ không bị “bần cùng hóa”. Các nghị định hướng dẫn cần thể hiện được nội dụng và chuyển khẩu hiệu “nơi tái định cư tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” thành “cuộc sống sau thu hồi đất tốt hơn hoặc chí ít bằng nơi ở cũ”. Mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi bị thu hồi đất phải bằng mức thu nhập bình quân tháng tính trong 3 năm trước khi người đó bị thu hồi đất…

Giang Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024
Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.

Cao Sơn

08:06 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm