Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tạo đặc khu đón làn sóng đầu tư

Thứ sáu, 10/11/2017 - 15:20

(Thanh tra) - Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 10/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được kỳ vọng sẽ là sân chơi mới để đón nhận những làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: TN

 “Chủ trương đã có, giờ nhiệm vụ của chúng ta là luật hóa, tạo ra những thể chế vượt trội so với hệ thống pháp luật trong nước, cạnh tranh được với khu vực và quốc tế”, Bộ trưởng nói.

Nhà nước chỉ bỏ vốn mồi

+ Chính phủ có đặt mục tiêu cụ thể khi đề xuất xây dựng ba đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) và Phú Quốc (Kiên Giang) là gì không, thưa ông?

- Phải thống nhất một nhận thức rằng, chúng ta chủ động đưa ra và tạo dựng để đón nhận hiệu quả làn sóng đầu tư của quốc tế và trong nước.

Chúng ta chủ động đưa ra thì phải biết mình muốn gì, nhà đầu tư cần gì, từ đó đưa ra thể chế phù hợp. Những mô hình không hài hòa được các vấn đề này đều thất bại.

Ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đều có những ngành nghề ưu tiên phát triển, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và xu thế của quốc tế, cạnh tranh được trong thời kỳ mới. Ví dụ như ngành dịch vụ, công nghệ cao, y tế giáo dục, vui chơi giải trí, thương mại - những ngành có giá trị gia tăng cao.

Các mục tiêu tăng trưởng ở ba đặc khu này cũng đặt mục tiêu rõ là tốc độ bao nhiêu, đóng góp ngân sách bao nhiêu, thu nhập bình quân đầu người ra sao..., đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước và lợi ích địa phương, doanh nghiệp. Các con số cụ thể đã có trong từng đề án.

+ Nguồn lực tài chính để đầu tư cho ba đặc khu được tính toán ra sao?

- Khi thành lập các đơn vị này chúng ta không đi đầu tư, mà tạo ra một không gian đầu tư, một thể chế cạnh tranh để người ta vào đầu tư, từ làm hạ tầng đến kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp đến phát triển các dự án.

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm quốc tế, chúng ta tiếp cận theo hướng Nhà nước sẽ hỗ trợ 1 phần, là vốn mồi để hình thành một số cơ sở hạ tầng ban đầu để lôi kéo, thúc đẩy nhà đầu tư.

Có thể không tổ chức UBND và HĐND

+ Còn mô hình quản lý hành chính ở các đặc khu được thiết kế như thế nào, thưa ông?

- Đây là đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, vì vậy, về tổ chức hành chính hay kinh tế đều phải đặc biệt. Hiện để dành quyền tự chủ cho các đặc khu, Chính phủ đưa ra hai phương án.

Trong đó, có mô hình không tổ chức HĐND, UBND và sẽ có trưởng đơn vị. Người này thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, quyết định, tổ chức thực hiện toàn bộ hoạt động hành chính, kinh tế - xã hội trên địa bàn. Điều này không trái Hiến pháp và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Mục đích là làm sao để dành quyền tự chủ, chịu trách nhiệm, thẩm quyền trong điều hành hàng ngày của trưởng đơn vị.

Tuy nhiên, khi uỷ quyền nhiều, phân cấp, phân quyền nhiều cho trưởng đặc khu thì chúng ta phải có cơ chế giám sát đi kèm.

Ban Soạn thảo, Chính phủ cũng đã tính đến phải có giám sát từ UBND cấp tỉnh, HĐND tỉnh, giám sát từ các Bộ ngành Trung ương của Chính phủ theo ngành dọc và theo chiều ngang. Như vậy sẽ có cơ chế giám sát lại các cơ quan của đơn vị kinh tế hành chính đặc biệt và trưởng đơn vị.

+ Có ý kiến cho rằng vị trí trưởng đặc khu hiện nay không ai muốn làm vì trách nhiệm nặng nề trong khi vị trí chơi vơi, không ra Bí thư Huyện uỷ, không ra Chủ tịch tỉnh?

- Đây là cơ chế mới, chưa có ở Việt Nam bao giờ, nên đó cũng là chuyện bình thường. Tôi nghĩ, nếu có những thẩm quyền riêng gắn với trách nhiệm thì chắc chắn vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm được dân cử và Trung ương giao.

+ Vậy Bộ trưởng có đồng ý phương án miễn trừ một số trách nhiệm trong đó có truy cứu trách nhiệm hình sự với các trưởng đặc khu như đề xuất của Quảng Ninh?

- Cái đó đang nghiên cứu tiếp. Có thể một số cái có thể miễn trừ trách nhiệm, một số cái thì không. Cái này phải nghiên cứu.

Nhà đầu tư có quyền rất lớn là… quyền không làm

+ Có chuyên gia nói trong quá trình làm khi có ý kiến thì phải lùi một bước, vậy ông đã lùi bước nào chưa?

- Nói thế thì hơi khó. Phải nói đây là bộ luật rất quan trọng, rất khó, mới, liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực và có phạm vị ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống pháp luật của Việt Nam. Thậm chí có người đã nói rằng, đây là bộ luật có một số vấn đề có thể vượt trên các luật khác và chỉ dưới Hiến pháp.

Sự thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào tư duy của chúng ta, nếu không cởi mở, nghĩ có quyền cho nhà đầu tư cái nọ, cái kia thì nhà đầu tư có một quyền rất lớn là... quyền không làm.

Cho nên như tôi đã nói là phải đồng hành, phải xuất phát từ nhu cầu nhà đầu tư cần thể chế gì, người ta cần cuộc chơi đó với thể lệ nào thì mình phải tiếp cận theo cách đó và mình phải nghiên cứu để xem có thể cho ở mức độ nào và không thể cho mức độ nào.

Có những vấn đề chúng ta có thể linh hoạt, chúng ta có thể cởi mở thì nghiên cứu mô hình các nước, xu thế hiện nay và thực tiễn của nước ta trong suốt 25 năm vừa qua để làm sao để có thể chế tốt nhất, cạnh tranh nhất, mà vẫn giữ được những vấn đề cốt lõi là quốc phòng, an ninh, chủ quyền, người dân, môi trường.

+ Xin cảm ơn ông!

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm