Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đặc khu kinh tế và cuộc bứt phá của những… làng chài

Thứ hai, 09/10/2017 - 11:26

Dubai, Thâm Quyến, Incheon đều đã từng là những làng chài nghèo khó, trước khi trở thành những biểu tượng của xa xỉ và giàu có, phát triển. Bài học thành công của những đặc khu này liệu có đem đến cho Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong những kinh nghiệm quý báu?

Dubai từng là một làng chài trước khi trở thành biểu tượng củ sự xa xỉ và giàu có

Dubai- từ “ngư dân nghèo khó” đến “ông hoàng xa xỉ”Đầu thập niên 1970, Dubai chỉ là “dải cát” với một tòa nhà và hơn chục chiếc xe hơi, không có khách sạn, công trường xây dựng hay các tòa nhà cao tầng, người dân sống trong những túp lều được lợp từ lá cọ và kiếm sống bằng nghề chăn nuôi cừu. Vậy mà chỉ hơn 40 năm sau, Dubai đã trở thành thiên đường hàng hiệu, “cái rốn” của thế giới xa hoa.Rất nhiều người đã nghĩ rằng Dubai giàu có nhờ dầu mỏ, bởi nói gì thì nói, vẫn phải “có bột mới gột nên hồ”. Nếu không có dầu mỏ, Dubai lấy đâu ra tiền để xây những tòa nhà xuyên trong mây, để mang tuyết vào sa mạc, xây cụm đảo nhân tạo hình cây cọ nổi tiếng và làm rất nhiều điều khiến thế giới kinh ngạc?Nhưng thu nhập từ dầu mỏ của Dubai chỉ chiếm vào khoảng 6- 7%, phần còn lại thuộc về các ngành dịch vụ như cảng biển, du lịch và tài chính. Sự lột xác của làng chài nghèo khó Dubai thuở nào giống hệt như cổ tích ông lão đánh cá và con cá vàng. Chỉ khác là phép màu nhiệm giúp lão ngư dân nghèo khó Dubai trở thành “ông hoàng xa xỉ” bậc nhất thế giới không phải là con cá vàng mà nhờ chính đòn bẩy từ việc thành lập các khu kinh tế tự do trong thành phố.Cả tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) có 12 khu kinh tế thì 11 nằm ở Dubai, được quy hoạch phát triển chi tiết theo hướng chuyên môn hóa. Chẳng hạn, International Academic City tập trung khoảng 40 trường đại học và viện nghiên cứu quốc tế; Dubai Internet City (DIC) là công viên công nghệ thông tin - nơi quy tụ những cái tên hàng đầu như Microsoft, IBM, Oracle, HP, Nokia…; Dubai Knowledge Village là “ngôi làng” của hàng trăm chi nhánh trường đại học, trung tâm đào tạo, huấn luyện trên thế giới; The Dubai International Finance Centre là trung tâm tài chính quốc tế với những tòa nhà chọc trời, những khu trung tâm mua sắm xa hoa bậc nhất thế giới.Du lịch ở một thành phố chẳng có gì ngoài sa mạc mới là cuộc thay đổi ngoạn mục nhất mà Dubai từng làm. Khách sạn 7 sao cao nhất thế giới, đảo nhân tạo với những khu nghỉ dưỡng xa hoa, những trung tâm mua sắm ngập tràn hàng hiệu, một thiên đường hàng miễn thuế, những khu trượt tuyết trong nhà… những gì Dubai không được thiên nhiên ưu ái thì bằng bàn tay và khối óc cộng với những chính sách mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài vô cùng thông thoáng, Dubai tự tạo dựng nên cho mình. Trong số các điển hình đặc khu kinh tế thành công trên thế giới, Dubai giống như một tượng đài lớn.Cuộc đổi ngôi thần tốc của làng chài Thâm QuyếnTháng 8/1980, Thâm Quyến chính thức được công nhận là đặc khu kinh tế. Có thể nói đây là bước ngoặt vĩ đại nhất đưa làng chài nghèo khó thành siêu đô thị hiện đại với những tòa nhà chọc trời như Trung tâm tài chính cao cấp Ping An (tòa nhà cao thứ 4 trên thế giới - 599m) và tòa nhà Kingkey 100 (tòa nhà cao thứ 14 trên thế giới - 442m). GDP năm 2016 của Thâm Quyến đạt 294 tỷ USD. Tổng sản lượng kinh tế của đặc khu này cao hơn của Bồ Đào Nha, Ireland và Việt Nam. GDP bình quân đầu người là 25.790USD.Không ai có thể nghĩ, một làng chài Thâm Quyến với vỏn vẹn khoảng 300.000 dân, sống trong những ngôi nhà cũ kỹ trong thành phố, đường phố toàn xe đạp và thậm chí là cả xe cải tiến lại có sự bứt phá nhanh chóng đến như vậy.Cuối thập niên 1990, tốc độ phát triển hạ tầng cơ sở của Thâm Quyến gói gọn trong một khẩu hiệu "Mỗi ngày 1 cao ốc, 3 ngày 1 đại lộ". Kết quả của việc xây dựng thần tốc đó là hiện tại sân bay Thâm Quyến có các chuyến bay đến hầu hết mọi nơi trên thế giới. Đường sắt và đường bộ hiện đại nối liền với Hồng Kông và các thành phố khác của Trung Quốc. Hai tuyến tàu điện ngầm bắt đầu vận hành từ năm 2004. Có thể đi từ Thâm Quyến tới Châu Hải, Macau, Hồng Kông, sân bay Chek Lap Kok bằng tàu thủy cao tốc… Thâm Quyến chính thức được công nhận là đặc khu kinh tế từ 1980Vị trí địa lý đặc biệt cách Hồng Kông một con sông với nhiều cảng biển nhất Trung Quốc đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi ngôi của làng chài này. Nhưng chiến lược phát triển của đặc khu với hàng loạt chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao, cộng với việc được trao quyền lập pháp chính quyền đặc khu mới là đòn bẩy chính đưa Thâm Quyến lột xác ngoạn mục, trở thành thành phố đứng đầu Trung Quốc về hiệu quả, chất lượng phát triển kinh tế và kinh tế tri thức.Trong tất cả những điển hình thành công với mô hình đặc khu kinh tế, Thâm Quyến luôn là một trong những ví dụ đầu tiên mà các nhà hoạch định chính sách đề cập tới, để đưa ra bài học cho mô hình mà họ sẽ áp dụng tại đất nước mình.“Thỏi nam châm” Incheon và sự đổi đời ngoạn mụcNăm 2003, Hàn Quốc đưa Incheon, Busan-Jinhae và Gwangyang trở thành 3 đặc khu kinh tế đầu tiên của nước này. Quyết định này đã mang đến cho làng chài nghèo Incheon một sự đổi đời. Thậm chí chính phủ Hàn Quốc cũng đặt mục tiêu biến Incheon thành "thỏi nam châm" thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh tăng trưởng của nước này được coi là tới ngưỡng, nền kinh tế thiếu những ngành nghề mang tính sáng tạo, năng lực cạnh tranh khu vực dịch vụ yếu.Những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư được đặt ra để tạo ra một môi trường kinh doanh và môi trường sống mang chuẩn mực quốc tế, giáo dục đại học chất lượng cao được tập trung phát triển để tạo ra nhân lực trình độ cao. Tính đến năm 2014, tổng đầu tư vào đặc khu kinh tế tự do này đã đạt gần 58.000 tỷ won (khoảng 55 tỷ USD).Kết quả là Incheon- từ một làng chài nghèo bên biển đã trở thành trung tâm phát triển logistics, kinh doanh dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và giải trí của cả vùng Đông Bắc Á, với những công viên giải trí hấp dẫn hàng đầu thế giới. Viện nghiên cứu Economics của Anh đã đánh giá Incheon là thành phố có tiềm năng phát triển lớn thứ hai trên thế giới tới năm 2025.“Nhìn ra thế giới, các đặc khu kinh tế đã chứng tỏ vai trò rất to lớn trong phát triển kinh tế. Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam vẫn đi đúng hướng, nhưng cần có một mô hình mới hiện đại hơn. Vì vậy, tôi cho rằng, thành lập các đặc khu kinh tế là bước đi khôn ngoan của Việt Nam vào thời điểm này”. Nhận định trên của ông Andrew Grant, Giám đốc McKinsey & Company Singapore, liệu có một ý nghĩa quyết định nào trong việc thúc đẩy sự ra đời của những đặc khu kinh tế đầy tiềm năng ở Việt Nam?

HÀ OANH/http://bizlive.vn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm