Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 07/03/2017 - 09:57
(Thanh tra)- Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các bộ, ngành, trong quá trình soạn thảo văn bản thường có xu hướng tạo thuận lợi, an toàn cho mình và đẩy khó khăn về phía người dân và doanh nghiệp (DN).
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI. Ảnh: HG
+ Trong công bố gần đây, các DN chủ yếu chưa hài lòng với các quy định pháp luật nằm ở cấp nghị định và thông tư. Tại sao lại có tình trạng này, thưa ông?
- Có hai lý do! Thứ nhất, có thể nói rằng, quá trình ban hành văn bản luật cấp Quốc hội diễn ra minh bạch hơn, tập hợp được các ý kiến của tầng lớp nhân dân một cách rộng rãi hơn. Còn các quy định, quyết định của Chính phủ, bộ, ngành sẽ hạn chế hơn.
Thứ hai, một nguyên nhân sâu xa là Quốc hội ban hành văn bản luật bao giờ cũng đứng trên lập trường chung nhiều hơn, bảo đảm cân bằng lợi ích của cơ quan quản lý và đối tượng thi hành. Còn các bộ, ngành, trong quá trình soạn thảo văn bản thường có xu hướng tạo thuận lợi, an toàn cho mình và đẩy khó khăn về phía người dân và DN.
+ Điều này đặt ra vấn đề gì khi xây dựng chính sách, pháp luật khi thời gian vừa qua, cộng đồng DN đau đầu, bức xúc về các loại “giấy phép con”, nhũng nhiễu được “dựng lên”?
- Để khắc phục tình trạng này cần có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, từ cơ quan lập pháp và cả cơ quan hành pháp.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung cho rằng, thông điệp của Chính phủ là đưa DN và người dân lên thành đối tượng phục vụ chứ không phải là đối tượng bị quản lý như trước kia. Tuy nhiên, tư tưởng này chưa “ngấm” đến các bộ, ngành.
“Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục được chuyển đổi, hệ thống quản lý Nhà nước đang được đổi mới theo hướng hội nhập và công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng trở thành một nhiệm vụ quan trọng nhất của Nhà nước, các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của DN, nếu có nội dung phù hợp, sẽ là tiền đề cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh và nền kinh tế”, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.
Chính vì vậy, các luật ban hành cố gắng quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan và quy định rất rõ ràng các điều cấm, hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Trong quá trình soạn thảo văn bản dưới luật phải tăng cường công khai, minh bạch; tăng cường sự tương tác, đối thoại, tham vấn ý kiến của người dân, cộng đồng DN. Bởi cộng đồng DN là người trải nghiệm thực tế, có thể phản ánh được hơi thở sản xuất, kinh doanh chính xác nhất.
+ Thế nhưng, tiêu chí kiểm soát nguy cơ nhũng nhiễu, tiêu cực vẫn không được chú ý kể cả ở trong các quy định pháp luật được đánh giá là tốt?
- Hiện nay, toàn bộ quy định pháp luật của chúng ta đang tuân thủ theo những yêu cầu, tiêu chuẩn của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trên cơ sở tham khảo quy định của quốc tế cũng như thực tiễn pháp luật của chúng ta, mới đây, VCCI có đề xuất sửa đổi, bổ sung những tiêu chí cụ thể, hoàn thiện hơn để bảo đảm tránh hiện tượng lạm quyền, nhũng nhiễu của các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình này.
Tôi nghĩ đây là điều quan trọng và cần thiết. Trong quá trình hoàn thiện thể chế, chúng ta phải hướng tới những chuẩn mực quốc tế, hướng đến các bộ chỉ số hiện đại như của APEC, OECD... Đại hội Đảng lần thứ 12 cũng đề ra, từ nay đến năm 2020 chúng ta phải hoàn thiện cơ bản thể chế kinh tế thị trường theo hướng hiện đại và hội nhập.
+ Có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát cũng cần có những quy định để bảo vệ được cán bộ, công chức để tránh “chùn” tay khi ra những quyết định có lợi cho người dân, DN?
- Khi ra quyết định gì đó, có thể thuận lợi cho người dân và DN, nhưng nếu có gì xảy ra thì người ta phải gánh trách nhiệm, cho nên, họ lo bảo vệ mình trước.
Tôi nghĩ, hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về hình sự, hành chính phải bảo đảm công minh, bảo đảm rằng những cán bộ công chức, cơ quan sẵn sàng có những đột phá, sáng tạo vì người dân và DN thì vẫn được bảo vệ.
Với nỗ lực vừa qua của Chính phủ, việc tăng cường đối thoại, tăng cường tương tác với cộng đồng DN, hi vọng trong quá trình xây dựng luật của các bộ, ngành, cơ quan Chính phủ sẽ tốt hơn. Người quyết định pháp luật, chính sách sẽ thận trọng hơn trước khi đưa ra những quyết định thể chế ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.
+ Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý