Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/09/2015 - 07:45
(Thanh tra)- Sau đợt mưa lũ lịch sử ở Quảng Ninh, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã dồn tâm lực phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm thay đổi công nghệ khai thác, xử lí sau khai thác để vừa đạt được 2 mục đích: Đạt sản lượng khai thác và đảm bảo an toàn tính mạng công nhân, người dân trên địa bàn cũng như an toàn về thiết bị hầm lò.
Khai thác than ở mỏ than Đèo Nai (Ảnh tư liệu)
Theo tính toán của Cty Than Cọc Sáu, để khai thác được một tấn than phải xử lí đến 13m3 đất đá (chất thải) với độ dài vận chuyển từ 8 - 10km. Mỗi năm, Cty trung bình xả thải 35 triệu m3 chất thải để khai thác 3 triệu tấn than. Nguồn chất thải được tập kết, sau đó trồng các loại cây vừa tạo bóng mát vừa chống xói mòn (gọi là hoàn thổ). Thực tế, cây chưa kịp bén rễ thì mưa lũ đã gây sụt, lở cuốn trôi. Cty Than Cọc Sáu đã khai thác sâu 200m dưới mực nước biển. Chi phí cho khai thác đã tăng lên do phải bơm nhiều triệu m3 nước.
Chưa kể, cung độ vận tải than cũng kéo dài do phải nâng than từ dưới lòng đất lên hàng trăm mét. Khó khăn này không chỉ riêng ở Cty Than Cọc Sáu mà ở mỏ Cao Sơn, Đèo Nai...
Sau khi tổng hợp các giải pháp được các Cty thuộc TKV nêu ra và kết quả nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm khai thác than ở các nước tiên tiến, ý kiến của các trung tâm tư vấn... TKV đang xem xét phương án khai thác theo cụm mỏ. Lợi thế của phương pháp này là lựa chọn được trình tự khai thác tối đa tài nguyên, công suất phù hợp cho từng mỏ, từng khu vực để đổ thải cũng như việc hoàn thổ kịp thời phủ cây xanh chống xói lở. Để đạt mục đích này TKV phải đầu tư thiết bị hiện đại để nâng công suất khai thác cũng như việc vận tải liên hợp.
TKV đã chỉ đạo các đơn vị khoan thăm dò các bục nước để có được kết quả tin cậy. Tuy nhiên, do địa hình bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn hằng năm nên tình trạng bục nước ở các hầm lò vẫn xảy ra ngoài sự dự đoán của các tổ chức thăm dò. Nhiều thợ lò tâm sự: Cứ mưa lớn là chúng tôi lại lo khi đội mũ khoác đồ nghề vào mỏ!
Theo báo cáo tổng hợp của TKV, nhu cầu tiêu thụ than nội địa đang tăng mạnh. Trong khi sản lượng than trong nước chỉ đủ cung cấp cho 27 nhà máy phát điện. Dự báo từ năm 2017 trở đi ngành sản xuất xi măng và phân bón thiếu khoảng 3 - 5 triệu/tấn than/năm. Thiếu than là hồi chuông cảnh báo về an ninh năng lượng.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, với mức thuế chiếm 12,5% doanh thu bình quân than trong nước là quá cao. Bởi Nga, Trung Quốc, Australia, những nước có thuế tài nguyên cao cũng chỉ 10%. Từ đó đề nghị giảm thuế môi trường, thuế tài nguyên cho khai thác than, đồng thời miễn tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Đại diện các Cty khai thác than cho rằng, ngành Than cần được hỗ trợ vay vốn Nhà nước, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ. Theo đó, Nhà nước xem xét cho phép ngành Than thực hiện giá bán than nội địa theo quy chế thị trường như ngành dầu khí đã và đang làm.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị, để tháo gỡ khó khăn cho ngành Than việc giảm thuế tài nguyên thì có cơ sở, còn giảm thuế môi trường thì không nên, bởi khoản tiền này sẽ sử dụng phục hồi lại môi trường do khai thác than đã gây ra. Còn việc tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi cũng nên xem xét cho ngành Than để giảm thiểu chi phí đầu vào.
Ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc TKV nhấn mạnh: TKV tập trung vào 3 nhiệm vụ, đó là an toàn, an sinh và an ninh. Vấn đề an toàn luôn là mối lo nặng nhất sau các đợt mưa lũ. Vấn đề an sinh, do mưa lớn kéo dài nhiều đơn vị phải ngừng sản xuất để phòng chống lụt bão và xử lí sự cố. Do vậy, doanh thu tụt giảm ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người thợ. Vấn đề an ninh, tuy tình trạng khai thác than trái phép vẫn được kiểm soát ngăn chặn nhưng không được chủ quan, tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, quản lí.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
N. Phó
10:12 13/12/2024(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.
Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình
Trung Hà
Trần Quý
PV
Chu Tuấn