Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người Mông ở xóm Mỏ Chì

Đức Minh

Thứ sáu, 04/11/2022 - 11:16

(Thanh tra)- Xã Cúc Đường với 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, xóm Mỏ Chì có 100% đồng bào dân tộc Mông. Những năm gần đây, nhờ chính sách hỗ trợ, nâng cao nhận thức về pháp luật đồng bào nơi đây đã ý thức tự vươn lên trong lao động sản xuất. Đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc Mông ở xóm Mỏ Chì đã có nhiều thay đổi.

Chính quyền các cấp luôn quan tâm vận động nhân dân tuân thủ pháp luật, tập trung phát triển kinh tế. Ảnh: Đức Minh

Thôn xóm có đường bê tông, có điện, bà con nhân dân luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Sống “tốt đời đẹp đạo”

Đồng bào ở xóm Mỏ Chì, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên hầu hết là theo đạo Tin lành.

Nhiều năm trước cuộc sống của người dân rất khó khăn, nhiều quan niệm hủ tục lạc hậu vẫn bủa vây, nhận thức, hiểu biết về xã hội, pháp luật còn vô cùng hạn chế khiến người dân dễ bị dụ dỗ, lôi kéo.

Đáng chú ý, trong suốt thời gian dài, đồng bào nơi đây quan niệm rằng con gái dân tộc Mông tuổi đẹp nhất để lấy chồng là từ 15 đến 17 tuổi và con trai không được vượt quá tuổi 22. Chính vì vậy, nhà có con trai, con gái thì lo lấy vợ, lấy chồng sớm cho con để có người lao động cho gia đình.

Với suy nghĩ và quan niệm lạc hậu như vậy, nên trước đây tình trạng tảo hôn rất phổ biến. Mỗi năm, xóm có từ 7 đến 8 vụ tảo hôn. Kết hôn chưa đủ tuổi khiến vợ chồng chưa làm chủ được cuộc sống gia đình, dễ xảy ra mâu thuẫn, chưa đủ sức lao động.

Đáng ngại hơn, nhiều đôi vợ chồng sinh con ốm yếu, mắc những căn bệnh hiểm nghèo, người mẹ cũng không được khỏe mạnh. Đó là chưa kể đến cũng xảy ra không ít những trường hợp hôn nhân cận huyết. Nhiều đứa trẻ sinh ra mắc bệnh bạch tạng hay thiểu năng do bố mẹ là anh em trong họ gần. Cuộc sống đồng bào, thế hệ này đến thế hệ khác cứ sống trong tăm tối bệnh tật, đói nghèo.

Cùng với đó, nhiều vấn đề liên quan đến an ninh trật tự cũng thường xuyên xảy ra do một số người bị các đối tượng xấu lôi kéo di dân, chống đối chính quyền…Tình hình này xảy ra cũng xuất phát từ việc người dân không có kiến thức pháp luật, hiểu biết xã hội hạn chế.

Trước những vấn đề có tính cấp thiết ảnh hưởng đến cuộc sống của đồng bào ở xóm Mỏ Chì, chính quyền địa phương từ xã đến thôn xóm đã tìm mọi cách để tuyên truyền đến từng người dân, hộ gia đình về những vấn đề pháp luật liên quan đến đời sống, những đường lối chủ trương của Đảng hỗ trợ đồng bào, cùng với đó là những giải pháp cấp bách giúp người dân thoát nghèo.

Cán bộ chi bộ, thôn xóm thường xuyên vận động bà con nhân dân phải sống “tốt đời đẹp đạo”, xóm thường xuyên lồng ghép tuyên truyền các quy định của pháp luật vào những buổi sinh hoạt xóm, chi bộ, sinh hoạt hội... Nhờ vậy, gần đây trên địa bàn xóm hầu như không xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp lớn gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Với đặc điểm là hầu hết bà con trong xóm đều theo đạo, xóm cũng thường xuyên truyên truyền tới nhân dân không tin, không nghe theo những luận điệu của các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Điều đáng mừng, hiện nay trên địa bàn xóm Mỏ Chì không có đối tượng tham gia vào tổ chức tôn giáo bất hợp pháp, người dân đã biết giữ vững an ninh chính trị chung của xã.

Bà con người dân tộc Mông ở xóm Mỏ Chì thu hoạch lúa xuân trên ruộng hợp tác sản xuất với người dân xóm Tân Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai. Ảnh: Đức Minh

Giúp dân xóa đói, giảm nghèo

Để giúp đồng bào người Mông vượt qua khó khăn, vươn lên trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống, năm 2014, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số 2037 về việc ban hành Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống”.

Đến nay, Đề án đã có những tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đặc biệt khó khăn này.

Năm 2015, xóm Mỏ Chì với số hộ nghèo vẫn còn chiếm đến gần 100% thì hiện nay, nhiều hộ dân đã được thoát nghèo.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, hàng chục hộ dân Mỏ Chì đã đầu tư bò, trâu, lợn nuôi thương phẩm thành công và mở ra cơ hội thoát nghèo, giúp nhiều hộ làm giàu như gia đình các ông Lý Văn Nùng, Hoàng Văn Ninh, Hoàng Văn Tám…

Hiện, toàn xóm Mỏ Chì còn dư nợ ngân hàng khoảng 2 tỷ với gần 50 hộ vay từ 20 triệu đến gần 100 triệu đồng nhưng không có nợ xấu, người dân vay vốn đều sử dụng hiệu quả và trả nợ đúng hạn.

Bên cạnh chăn nuôi, cả xóm có 30 hộ mạnh dạn đầu tư tiền thuê từ 3 - 7 sào ruộng của bà con trong vùng để trồng lúa. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả, bà con Mỏ Chỉ có thể thu hoạch từ 3 đến 4,5 tạ lúa mỗi sào, giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Ông Ngô Văn Chú, Trưởng xóm Mỏ Chì cho biết: Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, trong 2 năm gần đây, xóm mở được 2 con đường rộng 3m, dài 1,2km, nhờ đó việc đi lại của bà con đã thuận lợi hơn rất nhiều. 100% trẻ em trong độ tuổi được ra lớp đầy đủ, học sinh bỏ học giữa chừng gần như không còn. Các mặt hàng nông sản bán được giá cao hơn so với trước.

Nhờ Đảng và Nhà nước, đời sống của người dân xóm Mỏ Chì ngày càng được cải thiện, bà con ngày càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương.

Hiện nay, xóm Mỏ Chì có 5 đảng viên. Bí thư Chi bộ xóm Hoàng Văn Tài và đội ngũ lãnh đạo cốt cán của xóm đã dành nhiều thời gian, tâm sức cho nhiệm vụ tuyên truyền, thay đổi về tư duy, nhận thức của bà con, giúp bản làng có những chuyển biến tích cực về nhiều mặt. Không còn tình trạng “phép vua thua lệ làng”, bà con xóm Mỏ Chì ngày nay luôn sống và làm theo pháp luật.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.

 Lợi Châu

19:47 23/11/2024
Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.

Thảo Nguyên - Anh Mạnh

19:52 23/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm