Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người Đan Lai hết khổ!

Trà Vân

Thứ sáu, 15/07/2022 - 12:24

(Thanh tra) - Không còn cảnh ngủ trên cây; không còn những ngôi nhà tranh, vách đất; không còn nuôi trâu bò gia súc dưới gầm nhà… người Đan Lai, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã có cuộc sống sung túc, ấm no trong những ngôi nhà tái định cư được Nhà nước xây dựng.

Người Đan Lai tại bản Búng, Môn Sơn, Con Cuông, Nghệ An. Ảnh: Trà Vân

Cuộc sống đổi thay nhờ Đề án 280

Con đường rải bê tông đưa chúng tôi đến với bà con tái định cư Đan Lai thuộc các xã: Thạch Ngàn, Cửa Rào thuộc huyện Con Cuông.

Chị La Thị Lã, bản Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông đang tranh thủ tắm cho mấy đứa cháu tại điểm lấy nước sinh hoạt cộng đồng do Đồn Biên phòng Môn Sơn lắp đặt. Trong dòng nước mát rượi, trong veo, bà con ai cũng phấn khởi, vì được dùng nước sạch không mất tiền. Nếu như trước đây, nguồn nước sinh hoạt phục thuộc vào thiên nhiên phải đi gùi nước hàng km từ suối lên, thì nay, bà con có nước sạch dùng quanh năm.

Chị  La Thị Lã, (áo tím) bản Cửa Rào, xã Môn Sơn phấn khởi được dùng nước sạch do Đồn Biên phòng Môn Sơn lắp đặt. Ảnh: T.V

Chị Lã kể: Chúng tôi vui lắm. Sau khi tái định cư, bà con Đan Lai có cuộc sống hơn hẳn nơi ở cũ. Không còn cảnh chèo đò lội suối, không đường, không điện, không trường học. Nay, chúng tôi được làm nhà bê tông, cốt thép, đường giao thông liên bản, có điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất; có nước sạch, con cái được đến học các điểm trường. Cảm ơn Đảng, Chính phủ, Nhà nước, chính quyền và các anh biên phòng nhiều lắm.

Tộc người Đan Lai sinh sống tập trung tại huyện Con Cuông với 785 hộ, 3.525 nhân khẩu, sinh sống tại 2 bản: Bản Búng và Cò Phạt thuộc xã biên giới Môn Sơn, cách trung tâm huyện 40km. Họ chủ yếu sống dựa vào rừng, săn bắt, hái lượm, phát rừng làm rẫy nên thiếu đói quanh năm, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra.

Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Đan Lai, Chính phủ đã có Quyết định số 280/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiếu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An" (gọi tắt Đề án 280).

Thực hiện Đề án 280, UBND huyện Con Cuông cùng các ban, ngành đã bố trí các điểm tái định cư cho bà con Đan Lai gồm: Khu tái định cư Kẻ Gia, Bá Hạ của xã Thạch Ngàn; bản Tân Sơn, bản Cửa Rào; đầu tư cơ sở hạ tầng cho các hộ tại bản Cò Phạt, bản Búng, xã Môn Sơn.

Đề án 280 giúp bà con được hưởng lợi các dự án về hạ tầng và chăm sóc y tế. Ảnh: T.V

Đến nay, người Đan Lai tại các khu tái định cư được giao lưu với các dân tộc anh em, hạn chế được tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Từ hái lượm sản xuất tự nhiên, họ đã học kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò, lợn, trồng lúa nước, biết trồng rừng nguyên liệu, nhận khoán bảo vệ rừng… Người dân đã được dùng nước sinh hoạt, viễn thông, đường, điện, ti vi… nhiều hộ đã mua được xe máy.

Những phòng học tranh tre trước đây, được thay bằng những điểm trường khang trang, đầy đủ cơ sở vật chất, mỗi bản đều có 4-5 phòng học. Nhiều bản vũng lõi, vùng sâu như: Cò Phạt và bản Búng đã có trên 100 em là học sinh mầm non, tiểu học, phổ thông dân tộc nội trú.

Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật

Thực hiện Đề án 280, công tác an ninh biên phòng có thêm nhiều thuận lợi. Những người lính biên phòng Đồn Môn Sơn là chỗ dựa tinh thần cho bà con Đan Lai. Tại các bản vũng lõi của Rừng Quốc gia Pù Mát như: Bản Búng, Cò Phạt đã thành lập 3 tổ tự quản của người dân Đan Lai tham gia tuần tra, bảo vệ cột mốc đường biên gồm 19 thành viên, các tổ thường đi tuần tra 1 lần/tháng nên tham gia công tác bảo vệ quốc phòng an ninh.

Buổi tuần tra cột mốc biên giới được kết hợp giữa biên phòng và người dân Đan Lai. Ảnh: T.V

Ông Đăng Xuân Quang, Phó Chính trị viên, Đồn Biên phòng Môn Sơn cho biết: Thông qua công tác tuyên truyền pháp luật bà con đã nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, an ninh biên giới.. Qua mỗi chuyến đi tuần, đã nâng cao lòng tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương cho bà con. Chúng tôi luôn lắng nghe những tâm tư nguyện vọng, chia sẻ những khó khăn bà con, từ đó nâng cao tình đoàn kết quân dân ngày càng bền chặt.

Những năm qua, lực lượng biên phòng, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Pù Mát đã tổ chức 150 cuộc tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cho trên 14 ngàn lượt người nghe tại bản Búng, Cò Phạt nhằm tạo môi trường văn hoá lành mạnh, nâng cao dân trí, mở rộng mối giao lưu văn hoá các dân tộc trên địa bàn.

Ông Ngân Văn Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Môn Sơn cho biết, cấp uỷ chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với các đơn vị tuyên truyền vận động nhân dân, tận dụng các diện tích sẵn có để sản xuất, tình trạng tảo hôn giảm hẳn, giảm bảo lực gia đình, sinh đẻ có kế hoạch; giảm bỏ các hủ tục lạc hậu, như ốm đau phải đến trạm quân dân y; không theo các tà đạo…

Dòng sông Giăng yên bình gắn bó với đời sống bao đời nay của người Đan Lai. Nơi đây chứng kiến những khó nhọc của bà con Đan Lai từ bao đời nay, giờ vẫn hiền hoà ôm ấp bản làng, bồi đắp phù sa để những thửa ruộng lúa lên xanh, cây trái tươi tốt bốn mùa, giúp bà con có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.

 Lợi Châu

19:47 23/11/2024
Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.

Thảo Nguyên - Anh Mạnh

19:52 23/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm