Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người Ba Na ở Mang Yang

Thứ tư, 02/11/2022 - 22:12

(Thanh tra)- Cuộc sống của đồng bào dân tộc Ba Na ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai trước đây đã có nhiều xáo trộn, an ninh trật tự bị ảnh hưởng do nhiều đối tượng lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin lôi kéo theo con đường tà đạo.

Đồng bào Ba Na tham gia làm du lịch để phát triển kinh tế

Thế nhưng, nhờ tuyên truyền kịp thời, bà con đã sớm hiểu những việc làm của mình là vi phạm pháp luật nên đã trở về tái hòa nhập cộng đồng.

Trở về với buôn làng

Xã Hà Ra, huyện Mang Yang có 4 tôn giáo, gồm: Tin lành, Cơ đốc, Công giáo và Phật giáo với hơn 5.000 tín đồ, chủ yếu là người đồng bào dân tộc Ba Na.

Trước đây, Hà Ra là một trong những “điểm nóng” của “tà đạo Hà Mòn”, ngày ấy, hàng trăm người tin theo tà đạo, bỏ ruộng rẫy trốn vào rừng với niềm tin không làm cũng có người cung cấp thực phẩm, có bệnh chỉ cần đọc kinh thánh sẽ khỏi… Kết quả của những ngày lẩn trốn, sống chui lủi, thiếu thốn là cảnh gia đình ly tán, không có cơm ăn, sốt rét rừng vật vã... Tuy vậy, do mặc cảm tội lỗi, những đối tượng này không trở về với buôn làng.

Người dân chăn nuôi để nâng cao thu nhập cho gia đình

Anh Phơi, sinh năm 1978, làng KDung 1 là đối tượng “cầm đầu” đã xúi giục hàng trăm người dân trong làng theo tà đạo năm 2010. Sau này khi Phơi trở về với cuộc sống bình thường nhớ lại những tháng ngày lẩn trốn, thiếu thốn về vật chất, nhớ nhà đã dần hiểu được lời xúi giục của kẻ xấu là không có thật.

Năm 2013, Phơi gặp các chiến sỹ Đội 2, Phòng PA90 khi đang lẩn trốn. Nhờ được các chiến sỹ tuyên truyền, giải thích, động viên, Phơi đã nhận ra sai lầm của mình, từ đó Phơi tìm gặp và động viên bà con cùng đi theo kẻ xấu trở về với buôn làng.

Sau khi được giáo dục tại địa phương, hiện Phơi là một trong những thợ làm nhà truyền thống của bà con dân làng. Ngoài ra, Phơi còn trồng tiêu, sắn cho thu nhập ổn định. Đặc biệt, Phơi là một “cây văn nghệ” của làng, thường xuyên tham gia hoạt động văn nghệ, thể thao do xã tổ chức.

Với kinh nghiệm của mình, Phơi cùng cán bộ, chiến sỹ Đội 2, Phòng PA90 thường xuyên đến các gia đình tuyên truyền vận động bà con không tin theo lời kẻ xấu xúi giục, góp phần đảm bảo an ninh trật tự địa bàn.

Cũng trở về sau lầm lỡ vì tin theo “tà đạo Hà Mòn”, anh Lũ, làng KDung 1, xã Hà Ra cho biết, trước đây, anh tin theo kẻ xấu vào rừng đọc kinh và lôi kéo bà con cùng theo tà đạo. Sau khi được các chiến sỹ Đội 2, Phòng PA90 tuyên truyền đã cùng một số bà con trở về làng.

Năm 2015, nhờ được các chiến sỹ Đội 2 hỗ trợ vốn, gia đình anh Lũ đã trồng 200 trụ tiêu. Nhờ đó, gia đình anh Lũ đã thoát cảnh nghèo đói, kinh tế dần ổn định.

Anh Phơi, anh Lũ chỉ là ví dụ điển hình trong số nhiều đồng bào là dân tộc Ba Na nhẹ dạ nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu. Nhiều cuộc đời trở nên phiêu bạt, sống cảnh khốn cùng, gia đình ly tán khi trót theo tà đạo.

Nhận định tình hình cũng như nắm bắt được nguyện vọng của những đồng bào trót nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu, năm 2017, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan, ban, ngành, nhất là Thường trực Tỉnh ủy, tỉnh Gia Lai đã xây dựng kế hoạch, duy trì tổ công tác bám nắm địa bàn, phối hợp với các lực lượng tuyên truyền, vận động đối tượng còn ở ngoài rừng về tái hòa nhập cộng đồng. Nhờ đó đến nay, tại các thôn, làng không còn tình trạng người dân tụ tập nhóm, họp, đọc kinh trái phép, bà con không tin theo “tà đạo Hà Mòn”. Và những năm gần đây, bà con đã tập trung phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo ở 2 làng Kret Krot và KDung 1, xã Hà Ra năm 2017 đã giảm 7,5-9% so với năm 2016.

Nâng cao hiểu biết pháp luật

Đón nhận những đồng bào trót theo tà đạo trở về tái hòa nhập cộng đồng, phát triển kinh tế, địa phương đã có những giải pháp nhằm tuyên truyền kiến thức pháp luật để đồng bào hiểu hơn những hành vi sai trái, từ đó yên tâm sản xuất nâng cao đời sống.

Thời gian qua, Công an xã Hà Ra đã thường xuyên tranh thủ sự giúp đỡ của chức sắc trong các tôn giáo để tuyên truyền vận động người dân chấp hành tốt pháp luật. Từ đầu năm 2022 đến nay, Công an xã phối hợp tổ chức hơn 20 buổi tuyên truyền với gần 5.000 lượt tín đồ tham dự.

Ông Y Thành, giáo phu Nhà thờ Phú Yên, xã Hà Ra tâm sự: “Trong các buổi giảng đạo, chúng tôi dành thời gian tuyên truyên Luật Giao thông Đường bộ và pháp luật cho bà con. Bên cạnh đó, Cảnh sát giao thông Công an huyện, Công an tỉnh đã tổ chức giao lưu, tuyên truyền và tặng mũ bảo hiểm cùng các phần quà ý nghĩa tạo không khí vui vẻ, cởi mở, bà con hưởng ứng nhiệt tình. Mỗi giáo dân sống tốt đời đẹp đạo, luôn yêu thương, chia sẻ, cùng giúp đỡ lẫn nhau phấn đấu làm ăn, xây dựng kinh tế gia đình ngày càng tốt hơn, đó là mong muốn của chúng tôi và chính quyền địa phương”.

Để “xây” cầu nối bền vững trong công tác phối hơp tuyên truyền cho bà con giáo dân, thời gian qua chính quyền xã Hà Ra luôn quan tâm chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể của xã, hệ thống chính trị ở thôn, làng cùng vào cuộc, vừa tuyên truyền vận động, vừa tặng quà động viên tinh thần những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tạo được niềm tin lớn trong nhân dân.

Lãnh đạo UBND xã Hà Ra chia sẻ: “Cấp uỷ, chính quyền địa phương vừa thường xuyên chỉ đạo, động viên anh em Công an và các ban, ngành của xã tích cực vào cuộc tuyên truyền vận động người dân chấp hành pháp luật. Bên cạnh đó, lãnh đạo xã cũng luân phiên đi cùng anh em vừa nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con và các chức sắc tôn giáo kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, vào dịp lễ, Tết chúng tôi đến thăm hỏi tặng quà cho các chức sắc tôn giáo, qua đó cùng chia sẻ, động viên lẫn nhau phấn đấu giúp bà con giáo dân có một cuộc sống bình an, sung túc, đầy đủ hơn và động viên bà con chấp hành tốt pháp luật”.

9 tháng của năm 2022, Công an huyện Mang Yang tổ chức hơn 120 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật tập trung tại các thôn, làng, tổ dân phố, trường học, cơ sở tôn giáo có hơn 12.500 lượt người tham gia; tặng hơn 200 phần quà, hơn 100 mũ bảo hiểm cho bà con có hoàn cảnh khó khăn. Phối hợp gọi hỏi, răn đe, vận động cá biệt, yêu cầu hơn 200 thanh thiếu niên thường xuyên vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) và an ninh trật tự ký cam kết không tái phạm.

Nói về những chuyển biến trong ý thức chấp hành pháp luật của người dân, Thượng tá Phạm Sỹ Dũng - Phó trưởng Công an huyện Mang Yang khẳng định: Thời gian qua, thực hiện Kế hoạch 979 của Giám đốc Công an tỉnh về việc đảm bảo TTATGT gắn với phòng chống tội phạm ở cơ sở, cấp uỷ, lãnh đạo đơn vị đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp tốt với Công an các xã đẩy mạnh tuyên truyền ở cơ sở gắn với gọi hỏi, răn đe đối với số thanh thiếu niên hư hỏng, những đối tượng từng có tiền án, tiền sự yêu cầu ký cam kết không tái phạm. Những đối tượng thường xuyên vi phạm TTATGT công an cấp xã phối hợp với già làng, thôn trưởng tổ chức họp kiểm điểm trước dân, yêu cầu gia đình ký cam kết quản lý, giáo dục con em mình.

Ông Y Thành (làng Kdung, xã Hà Ra) - chức sắc đạo Công giáo nói: “Cùng sinh hoạt đạo trong Giáo xứ Phú Yên, ngoài cộng đồng người Kinh, còn có hơn 2.000 người dân tộc Bahnar sinh sống tại xã Hà Ra và Đak Ta Ley. Hàng tuần, tôi thường dành thời gian cùng Ban Chức việc giải thích cho bà con hiểu và nâng cao nhận thức, chấp hành tốt quy định pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, sống “tốt đời - đẹp đạo”, thực hiện tinh thần kính Chúa - yêu nước và “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, xây dựng khối đoàn kết giữa bà con giáo dân người Kinh và dân tộc Ba Na cũng như đoàn kết trong cộng đồng dân cư địa phương”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.

 Lợi Châu

19:47 23/11/2024
Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.

Thảo Nguyên - Anh Mạnh

19:52 23/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm