Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ năm, 11/08/2022 - 17:47
(Thanh tra) - Lễ hội đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là niềm vui của bà con huyện Hậu Lộc nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Lễ hội đền Bà Triệu ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: VT
Theo sử sách ghi lại, hằng năm vào dịp tháng 2 Âm lịch (chính lễ là từ ngày 19 đến ngày 24), Lễ hội Bà Triệu được tỉnh Thanh Hóa tổ chức long trọng và thành kính.
Đây là một trong những lễ hội có quy mô lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa, thu hút nhiều du khách cả nước về tham quan, hành lễ. Lễ hội có nội dung phong phú và mang những đặc trưng riêng của văn hóa truyền thống địa phương, như lễ mộc dục, lễ giỗ, lễ trình, lễ rước kiệu, lễ tạ, tế cung đình, tế nữ quan... trong đó lễ rước kiệu là nội dung đặc biệt nhất và thu hút được người dân trong địa phương tham gia.
Để thực hiện được Lễ hội đền Bà Triệu, chính quyền các cấp đã phải huy động hàng trăm thanh niên trong làng Phú Điền được tuyển chọn kỹ lưỡng để thực hành nghi thức rước kiệu. Kiệu được rước từ đình Phú Điền ra khu lăng mộ về đền thờ Bà Triệu theo đúng nghi lễ phong tục địa phương về lễ hội ...
Ngoài ra, phần hội được tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian để phục vụ nhân dân và du khách thập phương tham quan, thưởng thức, tiêu biểu như các trò nấu cơm thi, đánh bài điếm, đánh cờ người... đặc biệt là trò nhà Mạc, trò hội trận. Những hoạt động văn hóa này đã tạo nên nét đẹp đặc sắc, nét riêng của lễ hội đền Bà Triệu ở xứ Thanh.
Lễ hội cũng là dịp để nhân dân địa phương gắn chặt tình cảm xóm làng và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, lễ hội còn được đánh giá là hoạt động văn hóa, tâm linh quý giá, phản ánh sức mạnh tinh thần, lòng tự hào dân tộc, tôn vinh khí phách anh hùng và sự biết ơn của đất nước với anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, người phụ nữ đầu tiên được nhà nước phong kiến phong thần.
Trải qua nhiều thế hệ, Lễ hội đền Bà Triệu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia quý báu của nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Việc Lễ hội đền bà Triệu được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia là món quà ý nghĩa để chính quyền địa phương, nhân dân khắp mọi miền tổ quốc tôn vinh, tỏ lòng biết ơn tinh thần quả cảm, khí phách anh hùng của Bà Triệu, đồng thời giáo dục cho các thế hệ con cháu truyền thống cách mạng, yêu nước từ xa xưa của cha ông ta đối với dân tộc.
Hiện nay, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Bà Triệu nằm cạnh quốc lộ 1A thuộc làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc.
Bà Triệu húy là Triệu Thị Trinh sinh ngày 2/10 năm Bính Ngọ (tức năm 226) tại vùng Quan Yên, quận Cửu Chân (nay là huyện Yên Định). Theo sử sách ghi lại, bà là anh thư hào kiệt, đẹp người đẹp nết, ý chí kiên cường, giỏi võ nghệ, mưu trí hơn người. Cha mẹ mất sớm, bà ở với anh trai là Triệu Quốc Đạt - quan huyện lệnh có lòng yêu nước, thương dân.
Không cam chịu ách độ hộ tàn bạo của nhà Ngô đối với nhân dân ta, khi tuổi 17 - 18 tuổi, bà đã cùng anh trai Triệu Quốc Đạt tập trung lực lượng, dấy binh khởi nghĩa ở vùng núi Quan Yên. Nhân dân khắp nơi hưởng ứng tham gia, trong một thời gian ngắn - lực lượng nghĩa quân lên đến hàng vạn người. Sau khi Triệu Quốc Đạt mất, bà được nghĩa quân tôn làm chủ tướng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành được nhiều thắng lợi, làm “chấn động Giao Châu”.
Trước sự lớn mạnh của nghĩa quân, năm Mậu Thìn (năm 248) triều Đông Ngô đã phải cử viên tướng Lục Dận, có nhiều kinh nghiệm đàn áp các cuộc khởi nghĩa, chỉ huy một đạo 8.000 quân sĩ, có cả chiến thuyền yểm trợ đối phó với khởi nghĩa Bà Triệu.
Sau nhiều tháng vây hãm căn cứ chỉ huy cuộc khởi nghĩa tại núi Tùng ở thôn Bồ Điền (nay thuộc làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc) với hàng chục trận đánh đã diễn ra, nhưng giặc Ngô vẫn không đánh bại được nghĩa quân. Cuối cùng quân Ngô đã dùng mưu thâm kế hiểm đàn áp nghĩa quân, để giữ khí tiết anh hùng, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên đỉnh núi Tùng. Sau đó, Bà Triệu hiển thánh phù dân, giúp nước.
Tương truyền, thế kỷ VI vào thời Tiền Lý Nam Đế (544 - 548) Bà Triệu hiển thánh âm phù vua xuất chinh thắng giặc ở phương Nam. Để tạ ơn, triều đình đã ban sắc phong thần, cấp tiền cho nhân dân xây dựng, tôn tạo đền thiêng - chăm lo việc thờ cúng.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bà Triệu là người phụ nữ đầu tiên được triều đình phong kiến phong thần. Sau thời Tiền Lý, các triều đại phong kiến về sau phong sắc thần linh và Bà Triệu trở thành phúc thần của làng Phú Điền.
Với những giá trị đặc biệt đó năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt cho Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật Khu Di tích Bà Triệu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.
Thảo Nguyên - Anh Mạnh
19:52 23/10/2024(Thanh tra)- Bằng phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt các đối tượng xấu, đối tượng phản động FULRO lưu vong tổ chức cho người dân tộc thiểu số (DTTS) xuất cảnh sang Thái Lan trái phép theo nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng, khi qua đó, chúng bỏ rơi ngay chính đồng bào của mình ở các nhà trọ, khu tị nạn rơi vào cảnh khốn cùng, số phận mong manh trên đất Thái.
Minh Tân - Vũ Linh
08:00 30/07/2024Nam Dũng
21:12 09/12/2023Nam Dũng
11:57 16/11/2023Nam Dũng
22:09 08/11/2023Nam Dũng
10:36 08/11/2023Thái Hải
Công Thắng - Thành Nam
Thái Hải
LA
Phương Anh
Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh