Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghệ An:

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

Thảo Nguyên - Anh Mạnh

Thứ tư, 23/10/2024 - 19:52

(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.

Nghệ nhân ưu tú, người uy tín tiêu biểu Sầm Văn Bình tham luận tại một hội thảo. Ảnh: Châu Yên

Tốt nghiệp Đại học Hàng hải năm 1987, ra trường kỹ sư trẻ Sầm Văn Bình đi xin việc nhiều nơi mà không được nhận nên ông quay về quê hương ở xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp lập nghiệp. Cái khó khăn của cuộc sống, của thời cuộc bỗng dưng trở thành một cơ duyên đưa đẩy ông vào con đường nghiên cứu, sưu tầm về văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

 Nhắc đến Sầm Văn Bình, người ta nhớ đến những cuốn sách dạy chữ Thái hệ Lai-Tay, về những lớp học tiếng Thái do ông trực tiếp giảng dạy. Nhưng như ông chia sẻ, chữ Thái, tiếng Thái là bộ phận quan trọng của văn hóa Thái và nó cũng là phương tiện để khám phá văn hóa Thái.

Suốt thời gian dài, ông nghiên cứu văn hóa Thái qua ngôn ngữ, chữ viết và khôi phục, dạy chữ Thái là để xây dựng, tạo lập một cánh cửa để nhiều người biết, quan tâm nhằm gìn giữ, phát huy và khám phá văn hóa Thái. Vậy nên, có thể nói, nghiên cứu và dạy chữ Thái là bề nổi trong sự nghiệp của Sầm Văn Bình còn phía sau chính là nghiên cứu văn học dân gian và phong tục tập quán người Thái.

Ông cũng nghiên cứu và thiết kế thành công 5 font chữ Thái cài đặt để đánh chữ Thái trên máy tính. Đó là các font chữ Thái thuộc các hệ chữ Thái Lai- Tay, Lai- Xư- Thanh và Lai- Pao được sử dụng rộng rãi trong các nhóm Thái của tỉnh Nghệ An. Các font chữ này hiện đang được sử dụng cho chuyên mục "Bảo tồn vốn cổ" của Báo Nghệ An cuối tuần.

Đặc biệt, thông qua đề tài này, ông đã biên soạn xong bộ Tài liệu dạy học chữ Thái và in được Bộ sách dạy học chữ Thái hệ Lai - Tay gồm 5 cuốn theo từng chủ đề và được sử dụng rộng rãi ở các lớp học chữ Thái hiện nay. Bằng những việc ông đã làm, đã cống hiến, những nỗ lực của ông đã được ghi nhận.

Những công trình Nghệ nhân Ưu tú (NNUT) Sầm Văn Bình công bố ngày hôm nay là kết quả của biết bao công sức và tâm huyết không thể đong đếm của ông trong rất nhiều năm qua... Ông cam tâm tình nguyện và mê say làm công việc trên chỉ đơn giản với suy nghĩ: Mình là người con của núi rừng, được ăn hạt thóc căng tròn từ rẫy, được uống ngụm nước trong lành từ suối, được nghe tiếng khèn, điệu hát của mẹ cha, lại may mắn được học nhiều chữ hơn người nên... cứ thế mà “trả nợ” cho quê!

Sầm Văn Bình, người thổi hồn văn hoá Thái đến thế hệ trẻ. Ảnh: NVCC

NNUT Sầm Văn Bình chia sẻ: “Trong nhiều năm qua, được kế thừa tri thức từ rất nhiều người truyền lại, tôi đã lựa chọn, tổng hợp, biên tập và gửi cho nhà xuất bản để in ấn các nội dung liên quan đến tập tục của người Thái Nghệ An, bao gồm: Các nội dung cúng gia tiên và cúng vía, các nội dung nghi lễ trong đám tang ma, các nội dung cúng ở đền thờ. Trong các cuốn sách tôi đã tổng hợp và lên đề cương, có 12 cuốn nói về việc tang ma, tên sách là "Lời ai điếu của thầy Mo" và cũng có 12 cuốn khác nói về tục cúng vía, cúng thần linh, tên sách là "Lời cúng vía ở trần gian".

“Mặc dù số sách được in ấn, xuất bản ra mới chỉ một phần, nhưng những nội dung được tổng hợp trong các sách đó đều được lựa chọn và biên tập từ lời cúng của các thầy Mo, thầy cúng nên các bài trong sách đều có thể sử dụng được trong thực tế”, ông Bình cho biết.

Ghi nhận những đóng góp to lớn của NNUT Sầm Văn Bình, năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã vinh danh ông là một trong 12 điển hình tiên tiến về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác,...

Ông Sầm Văn Bình (ngoài cùng bên trái) tại Hội nghị tôn vinh điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019. Ảnh: NVCC

Tiếp theo công trình Từ điển Tiếng Thái (ấn hành năm 2018), năm 2022, UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục đặt hàng xuất bản bộ sách Lời ai điếu của Thầy Mo với 6 tập: Khởi tạo - Sinh ra, Điềm gở - Tận số, Cúng lễ - Nộp đồ, Mời bữa cơm ma, Nộp trâu - Thu của về trời, Cởi số mệnh với mong muốn tiếp tục lan toả những giá trị văn hoá đặc sắc của người Thái ở vùng Phủ Quỳ (cũ) nói riêng và người Thái Nghệ An nói chung.

Nghệ nhân ưu tú, người uy tín Sầm Văn Bình (SN 1962), ở bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, hiện là Hội viên Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An, đồng thời là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Bên cạnh đó ông cũng là một người rất đam mê công nghệ, sử dụng thành thạo máy vi tính, facebook, zalo, blog spot, những công trình nghiên cứu của ông luôn được ông chia sẻ trên các trang để mọi người có thể truy cập tải về và chia sẻ.

“Do số lượng sách được in ấn của mình là có hạn nên không thể đến tay tất cả những người cần đến. Ngày nay, ở đâu cũng có thể sử dụng mạng internet rất tiện lợi, nên các sách của tôi cùng với các cuốn khác đều được làm thành bản sách điện tử định dạng PDF và đăng tải lên các nhóm Facebook, nhóm Zalo, Blog… nên người nào cần đến thì sẽ tự tải về máy tính hoặc điện thoại để sử dụng”, NNUT Sầm Văn Bình thổ lộ.

Riêng cộng đồng Facebook người Thái ở Nghệ An đã có trên chục nhóm với hàng trăm nghìn thành viên hội đủ các chủ đề, lĩnh vực. Có nhiều cuốn sách của các tác giả khác viết về văn hóa dân tộc Thái nay cũng đã được tải lên Internet, ví như cuốn "Tiễn dặn người yêu", "Luật tục Thái Việt Nam", "Khủn Chưởng anh hùng ca Thái", "Quam Tô Mương", "Truyện thơ dân gian Thái Nghệ An", "Người Thái ở miền Tây Nghệ An",

Nhiều tác phẩm sách của NNUT Sầm Văn BÌnh đã được công bố, phát hành. Ảnh: NVCC

Với phương pháp này, Sầm Văn Bình tin rằng, liên quan đến kiến thức công nghệ nên những người cao tuổi sẽ gặp đôi chút khó khăn khi tiếp cận. Bản thân ông vẫn thường nhắc thêm rằng, nếu ai cảm thấy cần đến sách đó, phần đó… thì người cao tuổi hãy nhờ con cháu tải về và ra quán phô tô để in ra giấy, như vậy sẽ thuận tiện hơn khi muốn đọc và sử dụng” .

Nhiều năm liền, NNUT Sầm Văn Bình được cộng đồng dân cư và chính quyền các cấp tôn vinh người uy tín tiêu biểu. Ảnh: Châu Yên

Không chỉ là một “người thổi hồn văn hoá Thái”, Sầm Văn Bình còn được cộng đồng và chính quyền suy tôn là người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của tỉnh.

Nhắc đến vinh dự này, ông khiêm tốn bộc bạch: “Cho dù là ở giai đoạn nào, ở khía cạnh nào thì vai trò của người uy tín luôn được khẳng định, được tôn vinh. Tôi tin tưởng rằng, người uy tín sẽ tiếp tục được Nhà nước quan tâm về điều kiện và chất lượng cuộc sống, về chăm sóc sức khỏe và các hỗ trợ thiết thực khác. Từ đây, người uy tín và bà con trong cộng đồng sẽ luôn cùng nhau đoàn kết gắn bó, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, cùng chăm lo phát triển kinh tế để cuộc sống ngày ngày được ấm no hạnh phúc. Bản thân ông cũng thiết tha mong rằng, các chương trình hỗ trợ của Nhà nước về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới sẽ sát sao hơn, thiết thực hơn.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

Khuyến khích doanh nghiệp và xã hội cùng làm công nghiệp văn hóa

(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.

Thái Hải

21:03 21/11/2024
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

(Thanh tra) - Hướng đến Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2024), ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định.

N. Phê - L. Bình

16:20 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm