Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

12 nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch

Thứ bảy, 22/10/2022 - 22:47

(Thanh tra) - Việc tổ chức bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhất là đồng bào dân tộc Chơ ro nhằm phục hồi, khai thác và xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch của địa phương.

Con cháu quây quần bên bếp lửa, cùng thưởng thức món cơm lam, thịt nướng xiên, gà nấu canh bồi, nhâm nhi ché rượu cần… là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Chơ ro (hay Đơ Ro, Châu Ro) trong dịp Tết đến, Xuân về. Ảnh: ĐINH HÙNG/https://baobariavungtau.com.vn/

Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 18 tháng 10 năm 2022 đã ban hành kế hoạch thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn.

Kế hoạch có mục đích khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Việc tổ chức bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS nhất là đồng bào dân tộc Chơ ro nhằm phục hồi, khai thác và xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch của địa phương.

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu việc triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế xã hội ở mỗi địa phương.

Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành của tỉnh với địa phương, huy động nguồn lực của xã hội để cùng triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của dự án.

Để đạt được mục tiêu đề ra, kế hoạch của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu bao gồm 12 nhiệm vụ, cụ thể:

Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Tổ chức bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu các DTTS (lễ hội cúng Thần Lúa (Yang va), lễ hội cúng Thần Rừng (Yang vri) của dân tộc Chơ ro).

Hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS

Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể

Lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Chơ ro trên địa bàn toàn tỉnh. Đối tượng tham gia lớp tập huấn bao gồm: Học sinh trường dân tộc nội trú, các nghệ nhân dân gian Chơ ro, cán bộ làm văn hóa cơ sở các cấp.

Tổ chức lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cộng đồng cho đồng bào thiểu số sinh sống tại các khu vực tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng.

Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể đồng bào dân tộc Chơ ro

Xây dựng và hỗ trợ câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn, ấp vùng đồng bào DTTS tại các địa phương

Xây dựng phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào DTTS

Tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS (trang phục, nghệ thuật trình diễn dân gian...)

Tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của các DTTS

Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các vùng đồng bào DTTS kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào DTTS

Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào DTTS

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho nhà văn hóa dân tộc Chơ ro.

 Theo đó, cung cấp sách, tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về văn hóa, thể thao, gia đình về du lịch; cung cấp thông tin, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân, phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng DTTS.

Giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc sắc của gia đình, thôn, ấp, xã trong cộng đồng các DTTS; giới thiệu các phương pháp, kỹ năng bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp các DTTS; các mô hình phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm du lịch vùng DTTS.

Và các chủ đề khác có liên quan đến các DTTS.

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, nhà nước về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá văn hóa, nghệ thuật dân gian Chơ ro, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên các chuyên trang, chuyên mục của báo, đài nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS.

Xây dựng chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng đồng bào DTTS (dân tộc Chơ ro) kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào DTTS…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.

 Lợi Châu

19:47 23/11/2024
Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.

Thảo Nguyên - Anh Mạnh

19:52 23/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm