Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 04/06/2024 - 13:42
(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết những sai phạm trong khai thác khoáng sản có tính liên tục và sau khi bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm sẽ chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý nghiêm.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Tái phạm khai thác khoáng sản sẽ chuyển cơ quan điều tra. Ảnh: P.Thắng
Sáng 4/6, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn trước Quốc hội về các vấn đề liên quan lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Thanh tra, xử lý vi phạm trong khai thác khoáng sản thế nào?
Dẫn báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trước phiên chất vấn, đại biểu Lý Văn Huấn (Thái Nguyên) nói, công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những biện pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế tình trạng khai thác tài nguyên trái phép, cũng như gây ô nhiễm an ninh môi trường.
Những vi phạm này đã được thể chế trong Bộ luật Hình sự. “Qua công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ trưởng đã kiến nghị xử lý những vụ việc vi phạm như thế nào, đặc biệt là những vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự? Giải pháp của bộ trưởng trong thời gian tới để tăng cương công tác thanh tra, xử lý những hành vi vi phạm này?”, ông Huấn chất vấn.
Trả lời, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho hay, theo quy định của Luật Khoáng sản, các nghị định, thì hoạt động khai thác khoáng sản được phân cấp quản lý mạnh cho các địa phương, nhất là khai thác vật liệu xây dựng.
Ông khẳng định vừa qua bộ, ngành và các địa phương đã tăng cường kiểm tra giám sát.
Theo đó, trong 5 năm, bộ có 12 cuộc thanh tra và 4 cuộc kiểm tra, phát hiện 258 tổ chức, cá nhân vi phạm và ban hành 258 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 30 tỷ đồng.
Sai phạm chủ yếu là khai thác vượt quá công suất cho phép; khai thác ra ngoài ranh giới; khai thác không đảm bảo điều kiện về môi trường.
“Quan điểm của Bộ là xử lý nghiêm các sai phạm này”, ông Khánh nhấn mạnh và cho hay, những sai phạm có tính liên tục, sau khi xử phạt hành chính vẫn vi phạm sẽ chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm.
Theo Tư lệnh ngành Tài nguyên và Môi trường, hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra trên cả nước và công tác quản lý sẽ phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương. Vì vậy, tới đây, bộ sẽ tăng cường đội ngũ thanh tra, kiểm tra giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý nghiêm vi phạm.
Cho rằng khai thác khoáng sản chắc chắn ở địa phương, ở cơ sở sẽ biết, ông Khánh đề nghị địa phương quan tâm giám sát, bên cạnh thanh tra, kiểm tra, để phát hiện sớm, xử lý sớm những vi phạm trong khai thác khoáng sản.
Việc này để bảo đảm không thất thoát nguồn tài nguyên, không để xảy ra khai thác trái phép nguồn tài nguyên quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.
Trữ lượng cát biển thay cát sông có thể dùng ngay rất lớn
Đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho biết, trong bối cảnh thiếu cát sông để thực hiện các dự án, nhất là các dự án đặc biệt quan trọng, việc dùng cát biển thay thể cát sông là một hướng tìm kiếm.
Theo đại biểu, việc thay thế có điều kiện khi mà chưa đáp ứng, nếu triển khai đại trà sẽ đánh cược với môi trường.
Bà Yến đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp trước mắt và lâu dài để có đủ nguyên vật liệu cho các dự án, mà không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Trả lời đại biểu Yến, Bộ Trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết hiện việc sử dụng cát cho đường cao tốc rất khó khăn nên Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ ngành nghiên cứu sử dụng cát biển.
Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã thí điểm dùng cát biển san lấp, xây dựng đường, kết luận có thể san lấp và thi công được đến lớp K95.
Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao đánh giá trữ lượng cát biển và đã xác định có thể lấy ngay 145 triệu m3 ở Sóc Trăng.
Trừ lượng này, theo ông Khánh, là rất lớn. Hiện cát biển đã được sử dụng san lấp và sử dụng trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và các dự án ven biển.
Về lo ngại nhiễm mặn, ông Khánh cho biết từng dự án một sẽ được đánh giá tác động môi trường với nguyên tắc, không được để nhiễm mặn cho khu vực xung quanh.
Trả lời chất vấn của đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) về luật hóa cơ chế đặc thù về nguyên vật liệu đắp nền, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết với cơ chế đặc thù của Quốc hội, vừa qua các địa phương đã thực hiện cấp vật liệu san lấp cho các dự án trọng điểm quốc gia, cao tốc.
Thực hiện 8 nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ cũng đã hướng dẫn triển khai, đến nay các dự án đều vượt tiến độ. Điều này cho thấy cơ chế đặc thù mà Quốc hội cho phép đến nay thực hiện rất hiệu quả.
Vì vậy, thời gian tới, bộ sẽ tham mưu Chính phủ để trình Quốc hội sửa Luật Địa chất và khoáng sản. “Trong đó có phân loại 4 nhóm khoáng sản, gồm: Kim loại quý, vật liệu xây dựng cao tốc, vật liệu xây dựng thông thường và đất đá sỏi”, ông Khánh nói và cho biết thêm, về vật liệu đất đá sỏi sẽ được phân cấp cho các địa phương theo hướng “không phải cấp phép mỏ nữa mà chỉ cần đăng ký, sau đó nộp thuế theo quy định”.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn từ 8h10 sáng 4/6 đến 14h20 chiều cùng ngày.
Ông sẽ trả lời về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, gồm: Việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia; tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước; giải pháp phòng, chống tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu, suy giảm, ô nhiễm nguồn nước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cũng sẽ trả lời về giải pháp nghiên cứu, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và tài nguyên, khoáng sản quý hiếm.
Ngoài trách nhiệm trả lời chính của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các bộ trưởng: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Giao thông Vận tải, cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu dứt khoát phải có địa chỉ chịu trách nhiệm khi để xảy ra lãng phí, vì đây là tài sản của Nhà nước, là tiền của Nhân dân.
Hương Giang
21:08 30/10/2024(Thanh tra) - Chiều ngày 30/10, lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương thông tin kết quả cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trong đó có việc xử lý cán bộ, thu hồi tài sản, bắt người bỏ trốn ra nước ngoài liên quan tham nhũng
Hương Giang
18:29 30/10/2024Hương Giang
16:13 30/10/2024Hương Giang
16:12 30/10/2024Hương Giang
13:16 30/10/2024Hương Giang
11:10 30/10/2024N. Phê - L. Bình
Uyên Uyên
Hương Giang
T.Thanh
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Thái Hải
Uyên Uyên
Hương Giang
Hải Hà
Thái Hải
Phạm Hưng