Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 30/10/2024 - 13:16
(Thanh tra) - Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn và đề nghị thận trọng khi quy định xử lý tài sản, vật chứng bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa ngay trong quá trình giải quyết nguồn tin tội phạm.
Sau khi nghe tờ trình, thẩm tra ở hội trường, Quốc hội thảo luận tại tổ Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Ghét nhau, cạnh tranh nhau cũng tố giác tội phạm…
Nêu ý kiến, đại biểu Dương Văn Thăng, Phó Chánh án TAND Tối cao nói xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình giải quyết nguồn tin (gia đoạn tiền tố tụng) cần thận trọng.
“Giai đoạn này chưa biết có khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay không”, ông Thăng nói.
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cũng băn khoăn khi dự thảo nghị quyết có phạm vi rất rộng, liên quan đến tiền, bất động sản, cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các lĩnh vực liên quan ngân hàng.
Nếu làm không chặt chẽ, ông Nghĩa lo ngại sẽ xảy ra vi phạm pháp luật, vi phạm quyền lợi các bên có liên quan, gồm bị hại, bị can, bị cáo và nhà đầu tư nước ngoài.
Theo ông Nghĩa, liên quan đến vật chứng, Bộ Luật Tố tụng hình sự đã quy định rõ ai xử lý, xử lý thế nào, vật chứng gồm những gì… Nếu dự thảo nghị quyết, quy định điều nào trái với Bộ Luật Tố tụng hình sự thì phải nêu rõ để đại biểu Quốc hội quyết định.
Còn về tài sản, đại biểu TP Hồ Chí Minh thấy “rất rộng, rất mênh mông”. “Tài sản không phải vật chứng, tức không chịu sự điều chỉnh của pháp luật hình sự", ông Nghĩa nói.
Nghị quyết đề xuất xử lý vật chứng, tài sản từ giai đoạn giải quyết nguồn tin. Ông Nghĩa cho rằng, khi chưa có bản án hiệu lực thì người liên quan vẫn được đối xử như vô tội.
“Tự nhiên có một đơn đến cơ quan điều tra, theo nghị quyết này, sẽ áp dụng ngay từ lúc đó, như vậy, xử lý tài sản từ lúc người đó bắt đầu bị nghi ngờ”, ông Nghĩa nói và nêu rõ, quá trình xem xét đơn tố giác, còn chưa biết có khởi tố vụ án hình sự hay không.
Dự thảo nghị quyết quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án hình sự. Từng biện pháp đều quy định rõ nội dung, điều kiện áp dụng, thẩm quyền, đối tượng.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa thấy 5 biện pháp xử lý này không phân biệt giai đoạn, trong khi tin tố giác tội phạm vì vô cùng.
“Ghét nhau cũng tố giác, cạnh tranh nhau cũng tố giác, hiểu lầm cũng tố giác, có những vụ án oan sai do xử lý tố giác, nhiều năm sau phải xin lỗi, lúc đó tài sản đã tiêu tán hết”, theo lời ông Nghĩa.
Từ đó, ông đề nghị nghị quyết cần phân định rõ các biện pháp xử lý tài sản phù hợp với nguyên tắc suy đoán vô tội và phù hợp với quyền định đoạt tài sản ở các giai đoạn khác nhau của quá trình xử lý hình sự.
Dự thảo Nghị quyết quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, gồm:
Trả lại tiền cho bị hại hoặc gửi tiền vào ngân hàng để chờ xử lý;
Nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa;
Cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản và xử lý tiền thu được từ việc mua bán, chuyển nhượng;
Giao vật chứng, tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp để quản lý, khai thác, sử dụng;
Tạm ngừng giao dịch; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
Tránh tùy tiện trong xử lý vật chứng, tài sản
Cho rằng các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản là vấn đề mới, phức tạp, liên quan đến quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân, ông Thăng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu quy định rõ nội dung, đảm bảo thận trọng, chặt chẽ, tránh hành vi tùy tiện.
Trong các điều kiện khi xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, Phó Chánh án TAND Tối cao băn khoăn và đề nghị cân nhắc quy định tại điểm b, khoản 7, Điều 3 dự thảo nghị quyết.
Cụ thể, là quy định “các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản được áp dụng trong suốt quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và phải có sự thống nhất của các cơ quan tiến hành tố tụng trước khi ra quyết định”.
“Quy định như dự thảo là trái với nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án được ghi nhận trong Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng Hình sự”, ông Thăng nêu lý do.
Hơn nữa, theo ông Thăng, Hội đồng xét xử phải giải quyết vấn đề dân sự, trách nhiệm bồi thường, cũng như tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của điều tra viên, kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
“Khi quyết định xử lý vật chứng, tài sản thì Hội đồng xét xử chịu trách nhiệm về phán quyết của mình”, Phó Chánh án TAND Tối cao nhấn mạnh và đồng thời lưu ý, nế 3 cơ quan (điều tra, viện kiểm sát, tòa án) thống nhất xử lý vật chứng, tài sản, nếu có thiệt hại thì cơ quan nào chịu trách nhiệm bồi thường?
Tài sản, vật chứng không xử lý được, cứ phải “ngồi giữ khư khư”
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội nêu thực tế cơ quan này đang phải quản lý số lượng vật chứng, tài sản rất lớn, rất lãng phí, trong khi có những tài sản để lâu quá mất giá trị.
“Chủ phương tiện không để ý là coi như bỏ luôn. Thanh lý thì không thanh lý được, cứ phải ngồi giữ khư khư”, ông Trung nói
Vấn đề trên, theo Giám đốc Công an TP Hà Nội, đã gây lãng phí như tài sản hao mòn mất giá trị và phải có kho chứa vật chứng. Ngoài ra, việc bố trí người trông coi vật chứng cũng gây ra lãng phí.
Nhấn mạnh ban hành nghị quyết rất cần thiết, nhưng ông Trung thấy phạm vi điều chỉnh quá hẹp, khi chỉ áp dụng với các vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi chỉ đạo.
Ông đề nghị tính toán mở rộng phạm vi, thậm chí có luật về việc này và rút ngắn thời gian thí điểm.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, chưa nên mở rộng phạm vi thí điểm, mà chỉ nên tập trung vào các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
“Không nên cầu toàn, cũng không nên nóng vội”, bà Thủy nhấn mạnh, cần áp dụng thận trọng. Còn thời gian thí điểm có thể quy định linh hoạt, không nhất thiết phải 3 năm, vừa làm, vừa đánh giá và kết hợp với việc sửa các luật khác.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước do đang điều trị bệnh.
Hương Giang
17:00 21/11/2024(Thanh tra) - Từ 1/7/2025, cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử với thuốc không kê đơn, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Quốc hội thông qua.
Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Trần Lê
19:31 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên