Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quốc hội bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến

Thứ bảy, 26/05/2012 - 13:00

Sáng nay 26-5, Quốc hội đã bỏ phiếu bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An) với tỷ lệ trên 90%.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến tại diễn đàn Quốc hội - Ảnh: Việt Dũng

* Đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến là trường hợp thứ ba bị Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm

Sau khi có kết quả kiểm phiếu, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến, tiếp đó Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết này.

Như vậy, theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, bà Đặng Thị Hoàng Yến chính thức không còn là đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Theo thông tin từ website Quốc hội, bà Đặng Thị Hoàng Yến (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Đức; Chủ tịch HĐQT trường Đại học Tân Tạo) sinh năm 1959, ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII tại Long An.

Tại cuộc họp báo giới thiệu nội dung kỳ họp Quốc hội lần này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết vừa qua Ban công tác đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiến hành xác minh, thấy rằng khi kê khai hồ sơ, đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến không trung thực, đơn cử có thời kỳ từng là đảng viên nhưng không kê khai.

Ngoài ra còn là vấn đề liên quan đến người chồng trước đây là đối tượng bị truy nã.

“Xét thấy MTTQ tỉnh Long An, Ủy ban T.Ư MTTQ VN đã có văn bản đề nghị bãi nhiệm, UBTVQH cũng trình ra Quốc hội đề nghị bãi nhiệm, do vậy mặc dù đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đã xin từ nhiệm nhưng theo quy định hiện hành, đại biểu chỉ có thể từ nhiệm do sức khỏe yếu, còn đã có vi phạm thì đương nhiên phải tiến hành bãi nhiệm” - ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Trong giải trình của mình, bà Đặng Thị Hoàng Yến viết: “Tôi đã khai theo sự hiểu biết của mình: theo điều lệ Đảng, không còn là đảng viên thì khai đúng như vậy. Bản thân tôi chưa bao giờ nghĩ việc khai để trục lợi... Việc thiếu trách nhiệm của Sở Nội vụ Long An trong việc phát biểu mẫu kê khai là ngoài ý muốn, đồng thời không có sự hướng dẫn rõ ràng về kê khai vấn đề đảng viên nên tôi có thể đã chưa đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của cử tri mong muốn được hiểu rõ về người đại biểu của họ, điều này hoàn toàn khác xa với việc kết án là khai man hoặc không trung thực”.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến là trường hợp thứ ba bị Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm và là trường hợp đầu tiên có vấn đề liên quan đến kê khai hồ sơ ứng cử.

Năm 2006, hơn 83% đại biểu Quốc hội đã đồng ý bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội khóa XI với ông Mạc Kim Tôn, nguyên giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình, do lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trước đó, năm 2005, hơn 71% đại biểu Quốc hội đã thống nhất bãi nhiệm tư cách đại biểu đối với ông Lê Minh Hoàng, nguyên Giám đốc Công ty điện lực TP.HCM, do có sai phạm trong vụ điện kế điện tử.


TTO

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm