Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/04/2012 - 09:55
(Thanh tra)- Ngày 18/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 7, với sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho tam nông.
Phiên họp thứ bảy của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. - Ảnh: VNA
*Cho ý kiến về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Báo cáo giám sát tình hình ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho tam nông từ năm 2006 - 2011 (thuộc Chương trình giám sát của Quốc hội) do Trưởng Đoàn giám sát Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội trình bày, nêu rõ: Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển tam nông, huy động toàn bộ hệ thống chính trị để giải quyết đồng bộ các vấn đề ở nông thôn. Quốc hội đã ban hành nhiều Luật, Pháp lệnh làm khung cho sự phát triển tam nông.
Chính phủ ban hành 8 Nghị quyết, 45 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 137 quyết định có liên quan và các bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành 138 thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành.
Các địa phương đã ban hành các chương trình hành động, nhiều quyết định liên quan để triển khai thực hiện, đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể của địa phương đối với việc đầu tư công cho tam nông.
Theo báo cáo của Đoàn giám sát, sau khi có Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tổng vốn đầu tư bố trí cho lĩnh vực này trong 3 năm (2009 - 2011) là 286.212 tỷ đồng, bằng 52,3% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ, gấp 1,95 lần so với trước khi có Nghị quyết (giai đoạn 2006 - 2008).
Các nguồn vốn ODA ưu đãi khác dành cho nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản lên tới gần 4 tỷ USD. Dư nợ cho vay theo cơ chế thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng bình quân gần 24%/năm.
Nhà nước cũng ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tác động tích cực cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần nâng cao đời sống nông dân, cải thiện diện mạo nông thôn. Đến 2011, cả nước có 8.940 xã có đường ô tô đến trụ sở UBND chiếm 98,6% tổng số xã...
Ngoài những báo cáo giám sát về vốn đầu tư cho tam nông, sự phát triển của hạ tầng cơ sở nông thôn, Đoàn giám sát còn thực hiện giám sát các vấn đề như việc bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia, mô hình sản xuất nông nghiệp, quy hoạch quản lý rừng, phát triển làng nghề...
Cho rằng nội dung giám sát như vậy là quá rộng, nhiều ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Ksor Phước... đề nghị Đoàn giám sát cần thu hẹp nội dung giám sát để Quốc hội nắm rõ những nội dung chính và ra Nghị quyết về vấn đề này.
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội đề nghị, vấn đề đất đai ở nông thôn là vấn đề rất lớn, có liên quan đến đầu tư công nên Đoàn giám sát cần bổ sung trong báo cáo. Ngoài ra, cần giám sát năng lực của bộ máy chính quyền nông thôn để có thể thực hiện hiệu quả chính sách phát triển tam nông.
Cũng theo bà Trương Thị Mai, từ những kết quả giám sát, báo cáo cũng cần thiết khát quát được bộ mặt tam nông 10 năm tới như thế nào và đưa ra ý kiến để làm sao người nông dân có thể thoát nghèo bền vững.
• Cho ý kiến về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi)
Chiều cùng ngày, các đại biểu thảo luận nội dung cụ thể về quy định điều kiện trở thành thành viên, quyền và nghĩa vụ của thành viên, chấm dứt tư cách thành viên của HTX, liên hiệp HTX; quy định góp vốn tối đa của thành viên không vượt quá 30% vốn điều lệ của HTX (tại khoản 1, Điều 18). Về vấn đề này có hai loại ý kiến.
Đa số ý kiến đại biểu tán thành với loại ý kiến thứ nhất, cho rằng việc quy định mức vốn góp tối đa nhằm đề cao nguyên tắc của HTX là phục vụ thành viên không phụ thuộc vốn góp, tránh trường hợp thành viên có mức vốn góp cao sẽ được chia lợi nhuận nhiều hơn theo tỷ lệ vốn góp và có thể được chia gần như toàn bộ lợi nhuận của HTX.
Về Quy định quản lý Nhà nước đối với HTX, liên hiệp HTX (Chương VIII), đa số ý kiến đại biểu tán thành về quy định Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước và giao cho một cơ quan thực hiện quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đối với HTX. Đồng thời, cho rằng cơ chế quản lý này cho phép Nhà nước kịp thời hỗ trợ HTX, liên hiệp HTX khi gặp khó khăn và điều chỉnh sự vận động của HTX khi có biểu hiện sai lệch bản chất và mô hình HTX...
Trên cơ sở những ý kiến của Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận: Sau phiên họp này sẽ tiếp tục trao đổi với các bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh Báo cáo giám sát, bám sát đề cương và hướng nội dung chia thành 3 nhóm: Hoạch định chính sách; thực hiện chính sách và những kiến nghị đối với các ngành các cấp có liên quan... Về Dự án Luật HTX (sửa đổi), Ban soạn thảo nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, nghiên cứu, hoàn chỉnh Dự án Luật trình Quốc hội vào kỳ họp tới.
Quỳnh Trang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12/2024, sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã hoàn thành toàn bộ chương trình và tiến hành phiên bế mạc.
(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Chỉ đạo về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2027 của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Trung Hà
20:45 11/12/2024Trung Hà
20:43 11/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên