Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vụ hàng trăm hũ tro cốt chùa Kỳ Quang 2 bị mất di ảnh: Trách nhiệm của chính quyền?

Trà Vân

Thứ sáu, 04/09/2020 - 18:32

(Thanh tra)- Việc sư trụ trì chùa Kỳ Quang 2 , quận Gò Vấp, TPHCM cho đặt hàng trăm bộ hài cốt vào chùa, chính quyền sở tại có văn bản chấp thuận không?

Người dân tập trung trước cổng chùa Kỳ Quang 2 phản ánh việc hũ tro cốt của người thân bị mất di ảnh. Ảnh: VNN

Theo Nghị định số 23/2016/NĐ-CP của Chính phủ, táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết. Việc táng phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải đảm bảo vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của UBND các cấp, theo phân cấp của UBND các tỉnh.

Hiến chương Giáo hội không quy định

Hoảng hốt, bất ngờ, bức xúc, đau đớn… là phản ứng của hàng trăm người dân khi tro cốt người thân của họ gửi ở chùa Kỳ Quang 2, quận Gò Vấp, TP HCM bị bỏ một xó, di ảnh bung ra, rơi vung vãi.

Chiều 3/9, tại cơ sở từ thiện xã hội Phật giáo chùa Kỳ Quang 2, hàng chục người vây kín chùa yêu cầu đưa ra phương án xử lý hũ tro cốt mất di ảnh.

Lực lượng dân phòng và Công an phường 17 được bố trí, túc trực để đảm bảo an ninh.

Trước đó, ngày 1/9, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh nhiều hũ tro cốt, di ảnh của người đã mất được để bừa bộn giữa nền nhà, chất đống tại chùa Kỳ Quang 2 khiến nhiều người cảm thấy tổn thương, bức xúc.

Di ảnh người đã khuất bị gỡ ra, vứt trên nền nhà. Ảnh: VNN

Hòa thượng Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa Kỳ Quang 2 đã có buổi gặp mặt người dân để giải thích sự việc.

Trụ trì chùa Kỳ Quang 2 cho biết, lý do di ảnh trên các hũ tro cốt bị rơi là do trong quá trình thờ cúng phải thay đổi, di chuyển đi nơi khác nên bị rơi ra.

Hòa thượng Thích Thiện Chiếu nhận lỗi sai về mình và nhận trách nhiệm.

Hòa thượng Thích Thiện Chiếu cho biết, sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để xác định ADN hài cốt của các thân nhân. Dự kiến đầu tháng 8 Âm lịch, nhà chùa sẽ có thông báo về việc xác định ADN hài cốt.

"Đây là sự việc xảy ra ngoài mong muốn của thầy và thầy xin nhận trách nhiệm về mình. Chùa sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để xét nghiệm ADN. Mọi chi phí xét nghiệm chùa sẽ chịu hết. Nếu thân nhân của hài cốt nào có nguyện vọng khác xin làm đơn gửi lên, chùa sẽ giải quyết", Hòa thượng Thích Thiện Chiếu thông tin.

Còn nhớ, cách đây 10 năm (năm 2010), tại chùa Cao Linh, Hải Phòng đã xảy ra những lùm xùm liên quan đến gửi hài cốt vào nghĩa trang chùa. Báo Lao động (số ra ngày 9/8/2010) đã dẫn lời của Đại đức Thích Tục Khang - Ủy viên Ban Văn hóa, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chánh Thư ký Thành hội Phật giáo Hải Phòng (một người đã tu học ở Ấn Độ) cho rằng, gửi cốt vào chùa là  “lợi bất cập hại”.

Theo Đại đức, quan niệm đặt mộ người thân, tro cốt trong chùa sẽ được hưởng phúc đức là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, chùa là nơi thanh tịnh để chúng tăng tu tập, để hướng nhân dân đi vào đường thiện. Gửi người thân vào chùa, để người thân mình đứng ngang hàng Thần, Phật vô hình trung đã làm người thân mình có lỗi với các Thần, Phật. Vì vậy, Thiện thần, Hộ pháp, chư Phật có cứu giúp chân linh nhà chúng ta không hay chỉ thêm tội lỗi? Cũng theo giáo pháp nhà Phật, chân linh nào có tâm hướng về Phật, là đã được Phật chứng tâm, không cứ phải gửi cốt  ở chùa mới được hưởng phúc.

Xét về dân sinh, việc đặt hài cốt trong chùa, nếu không đảm bảo vệ sinh sẽ không tốt về mặt cảnh quan, môi trường.

Đối với sự việc xảy ra tại chùa Kỳ Quang 2, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Việc đặt tro cốt, không phải chùa nào cũng để, trong Hiến chương của Giáo hội cũng không có quy định này. Chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của bà con nhân dân về tín ngưỡng tâm linh, hạnh nguyện của người xuất gia là độ sinh và độ tử. Nhưng, phải chùa nào có điều kiện, khuôn viên rộng, mới đủ điều kiện đặt tro cốt, hài cốt, để đảm bảo vệ sinh môi trường, trong chùa chỉ khuyến cáo thờ di ảnh. Việc xảy ra tại chùa Kỳ Quang 2, Giáo hội sẽ có văn bản để nắm bắt, báo cáo của các ban trị sự về tình hình để hài cốt, tro cốt trong chùa, rút kinh nghiệm không để xảy ra những việc tương tự.

“Còn đối với chùa Kỳ Quang 2, Giáo hội đã yêu cầu chùa chỉnh đốn lại để bày biện tro cốt cho thật trang nghiêm. Vì chùa đang trong quá trình sửa chữa, sư trụ trì có giao cho một số người làm việc này nhưng chưa được chu đáo.

“Sư trụ trì đã xin lỗi nhân dân và đã đưa các tro cốt xếp gọn vào vị trí trang nghiêm rồi. Tháp cốt của chùa đang xây dựng, khi nào hoàn thiện thì tất cả các tro cốt đó sẽ được đưa vào tháp, đảm bảo niềm tin của các Phật tử”, Thượng tọa Thích Đức Thiện thông tin.

Vấn đề mới phát sinh của xã hội

Luật sư Huy An, Đoàn Luật sư Hà Nội khẳng định: Đây là vấn đề mới phát sinh của xã hội.

Ông Huy An cho biết, theo quy định của pháp luật, thì chưa có quy định nào cấm nhà chùa lưu giữ tro cốt cả. Bởi, trước đây còn mộ táng, bà con gửi hậu (gửi bia) thôi, nay có hoả táng nên mới có hiện tượng bà con gửi tro cốt vào chùa. Tôi chưa rõ hành vi của vị trụ trì nhà chùa. Đây chỉ là thoả thuận, giao dịch dân sự của hai bên: Nhà chùa và người dân.

Nghị định số 23/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết. Việc táng phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải đảm bảo vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của UBND các cấp, theo phân cấp của UBND các tỉnh.

Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hoá và nếp sống văn minh hiện đại.

Như vậy, việc sư trụ trì chùa Kỳ Quang 2 cho đặt hàng trăm bộ hài cốt vào chùa, chính quyền sở tại có văn bản chấp thuận không?

Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong bài viết tiếp theo!

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm