Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh Hóa: Cần làm rõ việc bổ nhiệm “thần tốc” thẩm phán Lê Quốc Thành

Thứ ba, 14/05/2019 - 09:01

(Thanh tra)- Thời gian qua, Báo Thanh tra nhận được đơn thư của công dân phản ánh về việc thẩm phán Lê Quốc Thành, hiện là Chánh Văn phòng TAND tỉnh Thanh Hóa trong một thời gian ngắn đã được điều động, bổ nhiệm “thần tốc” nhiều vị trí khác nhau. Trong khi ông Thành bị cho là đang “dính đến” một vụ kiện “Tranh chấp đòi lại đất dùng làm ngõ đi” và bị tố có hành vi vi phạm pháp luật, gây bức xúc dư luận xã hội.

TAND tỉnh, nơi ông Thành đang công tác. Ảnh: VT

Theo cáo trạng của Viện KSND huyện Thiệu Hóa, ngày 17/3/2013, TAND huyện Thiệu Hóa thụ lý vụ án dân sự giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Bá Nhiên, trú tại thôn 1, xã Thiệu Lý; bị đơn là ông Nguyễn Bá Quyền và bà Nguyễn Thị Bé đều trú tại thôn 1, xã Thiệu Vận; người có nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Bá Hải, bà Phạm Thị Ánh. Bà Phạm Thị Ánh đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn.

TAND huyện Thiệu Hóa đã phân công thẩm phán Lê Quốc Thành thụ lý và giải quyết, phân công Nguyễn Ngọc Tuấn là thư ký.

Ngày 10/3/2014, Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu và hướng dẫn bà Ánh làm đơn đề nghị định giá tài sản. Ngày 14/3/2014, ông Tuấn mời bà Ánh đến Tòa án nhận quyết định định giá tài sản và thu thập chứng cứ, ông Tuấn nói với bà Ánh chuẩn bị 13 triệu đồng để nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Bà Ánh đã nộp cho Tuấn số tiền nói trên, nhưng khi xin phiếu thu để xác nhận đã nộp tiền thì Tuấn nói không có.

Ngày 28/3/2018, Hội đồng định giá huyện Thiệu Hóa đã phối hợp với UBND xã Thiệu Vân để tổ chức định giá tài sản tranh chấp trong vụ án, trong đó có đại diện TAND huyện Thiệu Hóa là ông Lê Quốc Thành và Nguyễn Ngọc Tuấn. Sau khi định giá xong, ông Tuấn đã sử dụng số tiền tạm ứng chi phí định giá do bà Ánh nộp để chi bồi dưỡng cho những người tham gia định giá hết 2 triệu đồng, số tiền còn lại Tuấn sử dụng mà không trả lại cho bà Ánh. Sau này, bà Ánh đã ghi âm cuộc nói chuyện về tiền nong này với ông Tuấn và tố cáo đến các cơ quan chức năng.

Sau khi tiếp nhận và kiểm tra đơn của bà Ánh, cùng với việc giám định giọng nói trong băng ghi âm của cơ quan chức năng, TAND tỉnh Thanh Hóa thấy việc làm nêu trên của Tuấn đã vi phạm Điều 4 quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức hệ thống TAND ban hành kèm theo Quyết định số 1253/QĐ-TCCC ngày 18/9/2008 của Chánh án TAND Tối cao.

Ngày 14/11/2014, Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Tuấn. Sau khi bị kỷ luật, Tuấn viết đơn xin thôi việc và được chấp nhận.

Ngoài nội dung tố cáo hành vi phạm tội của Tuấn, bà Ánh còn tố cáo trong thời gian giải quyết vụ án, bà Ánh có đưa bồi dưỡng cho thẩm phán Lê Quốc Thành và Tuấn mỗi người 10 triệu đồng tại phòng làm việc. Ngày 27/3/2014, bà Ánh tiếp tục đưa cho Tuấn 3 triệu đồng để chi bồi dưỡng thuốc nước cho Hội đồng định giá tài sản. Bà Ánh cung cấp đĩa CD có chứa file ghi âm cuộc trao đổi giữa bà Ánh với ông Thành về sự việc bà Ánh đưa tiền cho ông Thành. Ông Thành với ông Tuấn không thừa nhận có sự việc như bà Ánh đã tố cáo.

Kết quả giám định về nội dung ghi âm cuộc trao đổi giữa bà Ánh với ông Thành không phản ánh rõ về việc ông Thành đã nhận 10 triệu của bà Ánh. Ngoài lời khai của bà Ánh thì cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã quyết định tách ra để tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý sau.

Ngày 17/6/2016, TAND tỉnh Thanh Hóa đã xét xử phúc thẩm vụ án này, đồng thời quyết định “không chấp nhận kháng cáo của bà Phạm Thị Ánh”, “chấp nhận một phần kháng cáo của Nguyễn Ngọc Tuấn” tuyên bố Tuấn phạm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, xử phạt 12 tháng tù.

Theo đơn thư của công dân, sau khi bản án có hiệu lực, ông Tuấn phải chấp hành ngay hình phạt tù, còn thẩm phán Lê Quốc Thành đang tiếp tục bị cơ quan điều tra của Viện KSND Tối cao điều tra làm rõ để xử lý. Tuy nhiên, khi chưa có cơ quan chức năng nào khẳng định đã đình chỉ điều tra hoặc cho rằng ông Thành vô tội thì ông Thành lại được Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa “ưu ái” điều động, bổ nhiệm thần tốc giữ nhiều chức vụ cao hơn, ở cơ quan cao hơn.

Cụ thể, trong khoảng thời gian ngắn 3 năm (2016-2018), ông Thành được Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa điều động, bổ nhiệm thần tốc từ TAND huyện Thiệu Hóa về công tác tại TAND tỉnh. Một thời gian ngắn, ông Thành được điều động, bổ nhiệm làm Phó Chánh án TAND huyện Thạch Thành và được bổ nhiệm thẩm phán trung cấp. Thăng tiến thần tốc hơn khi năm 2018, ông Thành tiếp tục được điều động, bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng TAND tỉnh Thanh Hóa.

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra về vụ việc, ông Ngô Văn Lâm, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và Thanh tra thi đua khen thưởng TAND tỉnh Thanh Hóa xác nhận: Ông Thành là thẩm phán, vào ngành đã 19 năm, việc điều động, bổ nhiệm các chức danh nói trên đối với ông Thành trong những năm qua là đúng sự thật. Khi điều động, bổ nhiệm TAND tỉnh đều làm theo đúng hướng dẫn, quy định, đồng thời báo cáo Vụ Tổ chức Cán bộ TAND Tối cao.

Được biết, trước khi bổ nhiệm làm Phó Chánh án TAND huyện Thạch Thành, ông Thành bị công dân tố cáo về những nội dung này, sau đó Ban Cán sự Đảng TAND tỉnh Thanh Hóa đã có Văn bản báo cáo số 85-CV/BCS ngày 6/3/2017 gửi về Vụ Tổ chức Cán bộ và Ban Thanh tra TAND Tối cao. Tuy nhiên, qua xem xét nội dung trong văn bản này, phóng viên không thấy TAND tỉnh Thanh Hóa đề cập gì đến việc ông Thành đã được cơ quan chức năng dừng điều tra hay khẳng định là vô tội khi bị tố vi phạm pháp luật lúc ở TAND huyện Thiệu Hóa.

Khi được hỏi về vấn đề này, ông Ngô Văn Lâm cho rằng, đến nay TAND tỉnh Thanh Hóa cũng chưa nhận được bất kỳ công văn hoặc thông báo nào của cơ quan điều tra của Viện KSND Tối cao liên quan đến việc kết thúc điều tra hoặc ông Thành vô tội.

Như vậy, với những tình tiết đã phân tích ở trên, những kiến nghị của công dân về việc cần làm rõ sự “thăng tiến thần tốc” của ông Lê Quốc Thành là có cơ sở. Do vậy, đề nghị TAND Tối cao, TAND tỉnh Thanh Hóa cần xem xét lại những quyết định điều động, bổ nhiệm đối với ông Thành.

Liên quan đến việc bổ nhiệm, điều động cán bộ ở TAND tỉnh Thanh Hóa, Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Văn Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm