Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đan Quế
Thứ năm, 04/11/2021 - 17:26
(Thanh tra) - Gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã tác động sâu sắc đến đời sống của nhân dân, làm thay đổi đáng kể hành vi của con người, trong đó có hành vi và ứng xử về tín ngưỡng, tôn giáo.
Đền Tiên La thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh: PV
Chị Trần Thị Sen, quê ở huyện Xuân Trường, Nam Định, hiện đang làm việc tại Hà Nội cho biết, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, chị giống như rất nhiều người dân lao động bị chịu ảnh hưởng trực tiếp. Không chỉ là ảnh hưởng thay đổi về việc làm, giảm thu nhập mà còn thay đổi cả thói quen và ứng xử với tín ngưỡng của mình.
Chị Sen chia sẻ, chị và dân làng theo đạo Thiên chúa. Tin Chúa và thờ phụng Chúa Giê su, trước đây, dù làm ở bất kỳ nơi nào, các con dân như chị cũng dành riêng một buổi chiều thứ 7 hoặc chủ nhật để trực tiếp đến lễ thánh tại nhà thờ. Đó là thời gian mỗi con chiên như chị mặc những bộ quần áo đẹp nhất mình có, buông bỏ hết các lo lắng về công việc và từ chối các đề nghị đến làm thêm để có thêm thu nhập… dành trọn vẹn thời gian cho Chúa và cho đức tin của mình.
Tương tự, trẻ em, ngoài các buổi học trên trường còn có các buổi học riêng về giáo lý mỗi tuần. Thời gian học đó nếu trùng với buổi học trên trường, các con sẽ xin phép nghỉ học trên trường để đến học giáo lý… Đó là các chuẩn mực trong ứng xử, hành lễ của các con chiên với Đức Chúa.
Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các chuẩn mực đó đã thay đổi. Chị Sen chia sẻ: "Nhà thờ tuân thủ rất nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, của quốc gia về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Vì vậy, các con chiên như chúng tôi được phổ biến đầy đủ các qui định về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Chúng tôi đến nhà thờ đảm bảo số lượng người theo qui định, áp dụng các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, xịt khuẩn rửa tay... Đặc biệt, trong thời gian giãn cách, dù ở Nam Định hay Hà Nội, chúng tôi đều lễ Chúa và tham gia các hoạt động của nhà thờ bằng hình thức trực tuyến. Trước các ngày lễ, cả lễ trọng và lễ như lễ Thiên Chúa Giáng sinh (Noel), lễ Hiển linh, lễ Chúa thăng thiên, lễ Mình và Máu Thánh chúa, lễ Mẹ Thiên chúa, lễ Thánh cả Giuse… chúng tôi được thông báo giờ các khóa lễ trên truyền hình, trên kênh riêng của nhà thờ, của Giáo hội. Và chỉ với 1 chiếc điện thoại smartphone, chúng tôi tham gia được đầy đủ các buổi lễ Chúa. Ban đầu cảm giác không quen, có người cảm thấy không được trang nghiêm, không được gần Chúa nhưng dần dần, chúng tôi đã quen với việc tham gia các buổi lễ trực tuyến. Các cháu học sinh ở nhà, để đảm bảo phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong những thời gian cao điểm đã được nghỉ học giáo lý".
Theo chị Sen, việc nghỉ học giáo lý tập trung không ảnh hưởng đến nhận thức và niềm tin của trẻ dành cho Chúa dù có kéo dài một chút thời gian các cấp học của các cháu.
Bà Đặng Thị Khắp, 72 tuổi, quê ở huyện Hưng Hà, Thái Bình cho biết, bà là một tín đồ, đã qui y cửa Phật được nhiều năm. Trước đây, thời gian của bà dành cho chùa Buộm khá nhiều. Không chỉ các ngày mồng một, ngày rằm bà dành trọn vẹn thời gian để tụng kinh niệm Phật mà nhiều ngày lễ khác, cũng dành cho nhà chùa, tụng kinh, hành lễ như ngày lễ Thượng nguyên, ngày vía Phật Thích Ca đản sanh, ngày lễ Vu lan… Mỗi ngày lễ Phật, các Phật tử như bà đều coi là dịp để hành hương lên chùa lễ Phật, làm nhiều việc thiện, thành tâm cầu nguyện cho bản thân và mọi người có cuộc sống bình an, hạnh phúc và giác ngộ. Và mỗi tín đồ đều cảm thấy hạnh phúc khi hành lễ.
Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 ảnh hưởng, nhất là một vài ca lây lan trực tiếp trên địa bàn huyện, các tín đồ Phật tử như bà đã thay đổi cách hành lễ. Nhà chùa không tổ chức, không tiếp nhận các khóa lễ tập trung thường niên giống các năm trước. Trong điều kiện bình thường mới, nhà chùa cũng chỉ tiếp nhận đại diện các tổ chức. Do vậy, bà và các tín đồ Phật tử làm quen với việc nghe pháp, giảng kinh Phật trên mạng internet của các sư thầy nổi tiếng như sư thầy Thích Thanh Từ, thầy Thích Pháp Hòa, thầy Thích Nhật Từ… Đồng thời tham gia các khóa lễ của chùa bằng hình thức xem trực tuyến qua các video.
Bà Khắp cho biết thêm, nhiều thủ tục lễ cũng được nhà chùa tiếp nhận qua hình thức gửi giấy sớ để nhà chùa dâng sớ chứ không tiếp nhận đến lễ trực tiếp. Mặc dù vậy, các tín đồ Phật tử vẫn cảm thấy rất an lạc và hạnh phúc. Vì ai cũng hiểu rằng, việc thay đổi cách thức hành lễ như vậy góp phần phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả và góp phần vào đảm bảo trị an chung của quê hương…
Chị Vũ Minh Hà, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, chị định kỳ đến lễ chùa tại chùa Duệ Tú vào ngày mồng một và ngày rằm. Dù chưa quy y tam bảo nhưng đây là thói quen sinh hoạt và là tâm niệm về tín ngưỡng của chị. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chị đã được hướng dẫn tham gia nghe giảng pháp, giảng kinh trực tuyến. Nhiều lần chị vẫn cố gắng đến tận nơi nhưng nhà chùa thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh rất nghiêm túc, khóa cửa không đón Phật tử đến hành lễ nên chị đã làm quen với cách thức sinh hoạt tín ngưỡng trực tuyến. Điều đó giúp chị an lạc và hạnh phúc.
Thầy Nguyễn Ngọc Quý, trụ trì chùa Kho (Linh Khố tự), thôn Tân Yên, xã Hồng Thái Đông, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chính quyền địa phương, chùa Kho thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Nhà chùa không tổ chức các khóa lễ tập trung đông người, không tiến hành các nghi lễ tập trung giống như trước đây. Nhà chùa cũng hướng dẫn các tăng ni Phật tử, các đệ tử và khách thực hiện các hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến phù hợp.
Những tâm tình như chị Trần Thị Sen, như bà Đặng Thị Khắp, chị Vũ Minh Hà có thể gặp được ở bất kỳ đâu trong những ngày này. Hành xử đúng mực của vị trụ trì chùa Kho cũng là lựa chọn của các vị chức sắc tôn giáo ở Việt Nam.
Báo cáo số 132 của Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội ngày 15/9/2021 về tác động của dịch bệnh đối với các lĩnh vực cũng chỉ ra, năm 2020 và 2021 thời điểm diễn ra nhiều lễ trọng của các tôn giáo nhưng do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều tổ chức tôn giáo đã tạm dừng đại hội nhiệm kỳ, các hội nghị thường niên và các hoạt động tôn giáo có đông tín đồ tham dự; khuyến cáo tín đồ không tập trung đông người; không mời giáo sĩ nước ngoài vào Việt Nam, tạm dừng cử các đoàn đi hoạt động tôn giáo ở nước ngoài và hạn chế, không đón tiếp các đoàn tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam hoạt động.
Phần lớn tổ chức tôn giáo đã chấp hành, thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền các chức sắc, tín đồ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương, kêu gọi quyên góp ủng hộ “Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid”. Nhiều tổ chức, tín đồ tôn giáo đã tham gia đóng góp, ủng hộ tiền, hiện vật, trang thiết bị y tế; tích cực hỗ trợ người dân trong khu cách ly, phong tỏa; tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch, tại các bệnh viện dã chiến; cho mượn, trưng dụng nhiều cơ sở thờ tự cho cách ly, chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19.
Thời gian tới, Ủy ban Văn hóa giáo dục đề nghị Chính phủ thường xuyên kiểm tra, rà soát, kịp thời bổ sung, điều chỉnh đối tượng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, quan tâm tới các đối tượng lao động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo; văn hóa, thể thao, du lịch; tín ngưỡng, tôn giáo; thông tin truyền thông, thanh niên vả trẻ em.
Ủy ban Văn hóa giáo dục đề nghị Bộ Nội vụ tăng cường hướng dẫn, quản lý việc thành lập, đăng ký, hoạt động sinh hoạt tôn giáo; tuyên truyền, vận động các tổ chức, tín đồ, chức sắc, chức việc tôn giáo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, phòng, chống dịch bệnh; nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo ứng dụng công nghệ thông tin để thav đổi hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tiếp sang trực tuyến, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cho các tín đồ; đồng thời có biện pháp quản lý việc sinh hoạt tôn giáo trên môi trường internet; kịp thời có hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng gương mẫu, tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid -19.
Đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm và thường xuyên gặp gỡ bằng hình thức phù hợp trong điều kiện dịch bệnh, động viên chức sắc, người đứng đầu các cơ sở tôn giáo trên địa bàn nhằm tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình