Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 30/01/2014 - 09:48
(Thanh tra) - Hơn 30 năm trước, huyện Tháp Mười là vùng đất hoang sơ, bị nhiễm phèn mặn, thường xuyên ngập chìm trong lũ, dân cư thưa thớt, đời sống nhân dân khó khăn, hàng năm, nông dân sống dựa vào một vụ lúa… Công cuộc “ngọt hóa” Đồng Tháp Mười, rửa mặn, giảm phèn trên vùng đất này được đặt lên hàng đầu, nhiều công trình của các đoàn nghiên cứu, nhà khoa học không thể đếm xuể hết cũng như hao tốn bao tiền của và công sức…
Vượt qua khó khăn
Từ một huyện vùng sâu, giao thông cách trở, cuộc sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, huyện Tháp Mười chủ trương khai thác tiềm năng lao động và đất đai, chủ yếu tập trung phát triển nông nghiệp, lấy cây lúa là mục tiêu phát triển. Công cuộc đầu tiên là đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích kết hợp với thâm canh, từng bước chuyển sang làm lúa hai vụ với diện tích, năng suất, sản lượng ngày càng lớn. Để rửa phèn giảm mặn, huyện đã tập trung đầu tư công trình thủy lợi trọng điểm, huy động sức dân kết hợp đầu tư của Nhà nước tập trung toàn lực làm thủy lợi. Thủy lợi được khai thông tới đâu thì tập trung khai hoang và chuyển vụ đến đó. Thực hiện chính sách cải tạo nông nghiệp nhiệm vụ trung tâm là lãnh đạo cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp với trang trải ruộng đất cho hàng ngàn nông dân không đất hoặc thiếu đất sản xuất.
Tuy bước đầu rất khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tháp Mười đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, dám nghĩ dám làm, bằng mọi cách, quyết tâm lao vào cuộc chiến đấu mới. Chiến đấu với thiên tai, đói nghèo, lạc hậu, dần dần huyện đã xây dựng củng cố hệ thống chính trị, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.
Thành tựu nông nghiệp
Trong năm 2013, với nhiều cố gắng, huyện đã phát triển thêm 22 cánh đồng mẫu lớn, nâng tổng số hiện nay được 54 cánh đồng, đặc biệt đã triển khai thực hiện 35 cánh đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với diện tích 2.596,7 ha đạt 97,7% kế hoạch. Bên cạnh đó, sự tích cực trong việc đầu tư hạ tầng, xây dựng trạm bơm điện, xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý đã mang lại kết quả đáng tự hào. Từ đó, cây lúa đạt thắng lợi về diện tích, năng suất và sản lượng, với tổng diện tích xuống giống đạt 109.653 ha (đạt 112,76% so với kế hoạch năm), năng suất bình quân đạt 6,38 tấn/ha, sản lượng đạt gần 700.000 tấn đạt 110,8%, cao nhất từ trước tới nay.
Bên cạnh cây lúa, cây tràm vẫn được duy trì và bảo vệ gần 3.000 ha, chăn nuôi cũng được huyện chú trọng, ngoài các vật nuôi truyền thống như gia súc, gia cầm, nông dân Tháp Mười đã biết nuôi tập trung tôm và cá rô đồng… trong mùa lũ. Cây “lúa trời” hay còn gọi là cây “lúa ma” xưa nay được biết đến ở xứ này với hình ảnh “nước lên đến đâu lúa cao đến đấy, người dân chỉ việc bơi xuồng đi gặt lúa về” nay đã thành huyền thoại và dư âm của nó là những hạt gạo trời vẫn còn đó để giới thiệu với du khách gần xa. Và sen, sen làm nên linh hồn Đồng Tháp Mười xưa, là biểu tượng văn hóa của Đồng Tháp bây giờ. Sen làm nên hương vị Hồng Sen Tửu dịu nhẹ, ngây ngất; là những ngó sen nõn nà đi vào đời sống ẩm thực; là những đài sen với lô nhô hạt non ngọt thanh, thơm thảo; là những Bé Sen ngộ nghĩnh trong sản phẩm du lịch… Tháp Mười bên cạnh sức người, vẫn còn đó nhiều tiềm năng thiên phú, như phần thưởng cho những con người cần cù, dũng cảm dựng xây và gìn giữ mảnh đất này.
Phát triển vượt bậc
Từ một huyện thuần nông, năm 2010, thương mại - dịch vụ của huyện Tháp Mười phát triển khá mạnh chiếm 28% trong cơ cấu GDP, toàn huyện có 16 chợ/13 xã, thị trấn. Các chợ trên địa bàn huyện không chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán, giao lưu hàng hoá cho nhân dân trong huyện mà còn phục vụ cho nhân dân các vùng lân cận như Long An, Tiền Giang… Sản xuất công nghiệp bước đầu có dấu hiệu khởi sắc, đã cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Máy gặt đập liên hợp, máy gặt xếp dãy, máy gieo xạ, máy phun thuốc... Đối với công nghiệp chế biến, huyện đã thành lập cụm Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ Trường Xuân với diện tích 93 ha và đã thu hút nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu, lập dự án.
Mạng lưới đô thị trên địa bàn được tập trung đầu tư xây dựng và phát triển, đặc biệt là thị trấn Mỹ An được Bộ Xây dựng công nhận lên đô thị loại IV, thị tứ Trường Xuân đang hoàn thiện thủ tục đề nghị công nhận đô thị loại V và đang nâng cấp một số chợ như: Đốc Binh Kiều, Thanh Mỹ, Đường Thét để nâng lên thị tứ. Cùng với việc phát triển kết cấu hạ tầng, mạng lưới đô thị, huyện triển khai xây dựng 25 cụm tuyến dân cư, trong đó, 22 cụm, tuyến dân cư triển khai xây dựng giai đoạn 1 và 05 cụm, tuyến dân cư triển khai xây dựng giai đoạn 2. Đến nay, kết cấu hạ tầng thiết yếu trong các cụm tuyến dân cư đã hoàn thành, bố trí hơn 5.800 hộ vào ở, đạt 100%. Hiện nay, toàn huyện đã có 97% số hộ sử dụng điện và 82,5% số hộ dùng nước sạch. Song song với phát triển đô thị, bằng nhiều nguồn vốn đã khởi công xây dựng tuyến Quốc lộ N2, đường Hồ Chí Minh, đầu tư và nâng cấp mở rộng một số đường tỉnh như ĐT 845, 850…
Lĩnh vực y tế, giáo dục cũng được chú trọng đầu tư, toàn huyện có 72 trường học, trong đó, có 7 trường đạt chuẩn quốc gia, hơn 31 ngàn học sinh, với 1.114 lớp học các cấp. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp hàng năm luôn đạt và vượt như: Giáo dục tiểu học đạt 100%, giáo dục trung học đạt 98,62% (năm học 2010 - 2011); Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười đã được đầu tư phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong và ngoài huyện. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, kiện toàn, 100% trạm y tế đều có bác sĩ, công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân ngày càng tốt hơn, các chương trình y tế quốc gia được triển khai sâu rộng, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường được chú trọng, hạn chế được các loại dịch bệnh xảy ra. 100% trạm y tế tuyến xã đã đầu tư đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, hoàn thành trước kế hoạch 2 năm và là đơn vị hoàn thành sớm nhất của tỉnh.
Hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tháp Mười luôn chung tay đoàn kết, không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn; sức người và ý chí kiên cường đã biến một vùng đất nghèo khó, hoang sơ cỏ lát, nhiễm phèn thành một huyện Tháp Mười từ thiếu đói về lương thực, nay trở thành huyện có lượng lúa lớn nhất cả tỉnh Đồng Tháp phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Với những thành tựu quan trọng đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tháp Mười được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1978) và Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2001).
Hoàng Tuấn – Phước Lộc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà