Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh Hóa: Ổn định đời sống cho đồng bào miền núi bị ảnh hưởng bởi nguy cơ sạt lở

Văn Thanh

Thứ ba, 15/10/2024 - 14:11

(Thanh tra) – Cứ vào mùa mưa, tình trạng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất lại liên tục xảy ra ở các huyện miền núi Thanh Hóa. Nhiều địa phương phải di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở, nhưng vẫn có địa phương phải gánh chịu tình trạng sạt lở đất gây ra, thiệt hại về tài sản của người dân và Nhà nước…

Tình trạng sạt lở ở các huyện miền núi Thanh Hóa ngày càng diễn ra nhiều ở mùa mưa. Ảnh: Văn Thanh

Nguyên nhân sạt lở ở các huyện vùng núi cao

Nguyên nhân sạt lở được xác định, đa số các hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai đang sinh sống trong khu vực vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, quỹ đất ở rất ít, chủ yếu là đất lâm nghiệp, trong khi đời sống kinh tế còn nghèo nên khó khăn khi tự mua đất ở tái định cư (TĐC), chủ yếu trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Các huyện miền núi Thanh Hóa có đặc điểm địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, chia cắt bởi nhiều sông, suối nên việc lựa chọn vị trí TĐC đảm bảo an toàn càng khó khăn khi quỹ đất ở rất hạn chế.

Nhiều vị trí dự kiến bố trí TĐC cho các hộ dân cách xa trung tâm xã, huyện, cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn, địa hình phức tạp, độ dốc cao, khối lượng đá rất lớn dẫn đến chi phí san nền, chi phí vận chuyển vật liệu, đầu tư cơ sở hạ tầng khu tái định cư lớn...

Để giảm thiểu tình trạng này, ngày 1/12/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 4845/QĐ-UBND phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu đến năm 2025, sắp xếp ổn định cho 2.846 hộ dân tại khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn 9 huyện, 54 xã với tổng kinh phí là 549.775 triệu đồng.

Nguy cơ sạt lở ở các xã thuộc huyện vùng cao Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Văn Thanh

Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai, Đề án đã thực hiện sắp xếp, ổn định cho 269 hộ dân theo các hình thức TĐC, xen ghép 118 hộ và TĐC tập trung 151 hộ; được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 17 dự án sắp xếp, ổn định cho 556 hộ dân, 6 khu TĐC tập trung, 11 khu TĐC liền kề.

Qua rà soát, báo cáo của các địa phương trong thời gian qua có nhiều hộ gia đình, nhiều khu dân cư bị ảnh hưởng thiên tai đã được hỗ trợ, đầu tư từ các chương trình, dự án khác hoặc đã tự ổn định cuộc sống không có nhu cầu di chuyển; có nhiều hộ gia đình thực hiện TĐC xen ghép nhưng khó khăn trong việc tìm kiếm quỹ đất, có nguyện vọng được sắp xếp ổn định tại các khu TĐC tập trung, khu TĐC liền kề.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, trong những năm qua trên địa bàn các huyện miền núi đã thực hiện tuyên truyền, vận động được 118 hộ dân di chuyển theo hình thức TĐC xen ghép, cụ thể Quan Sơn 38 hộ/5 xã; Quan Hóa 51 hộ/8 xã; Bá Thước 4 hộ/2 xã; Lang Chánh 7 hộ/2 xã; Thạch Thành 8 hộ/1 xã; Thường Xuân 4 hộ/2 xã; Như Xuân 4 hộ/3 xã; Như Thanh 2 hộ/1 xã.

Ngoài ra, còn có 4 khu TĐC tập trung được đầu tư theo hình thức khẩn cấp năm 2021, 2022 để sắp xếp ổn định cho 151 hộ dân, với tổng kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng theo Đề án là 45 tỷ 300 triệu đồng. Đến nay, cả 4 khu đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các hộ dân đã di chuyển đến nơi ở mới (khu TĐC bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, 42 hộ; khu TĐC Co Hương, bản Ngàm, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, 36 hộ; khu TĐC bản Lở, xã Nam Động, huyện Quan Hóa, 34 hộ và khu TĐC bản Tang, xã Trung Thành, huyện Quan Hóa, 39 hộ).

Đầu tư các khu tái định cư để ổn định cuộc sống người dân

Bên cạnh đó, có 17 dự án gồm 6 khu TĐC tập trung, 11 khu TĐC liền kề để sắp xếp ổn định cho 556 hộ dân, với tổng kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng theo Đề án là 130 tỷ 350 triệu đồng, đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Trong đó, có 7 dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư (3 khu đã hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng; 1 khu đang triển khai thi công, 3 khu đang thực hiện các thủ tục để lựa chọn nhà thầu); huyện Mường Lát đề nghị không tiếp tục thực hiện 1 dựa án do các hộ đã chủ động ổn định tại chỗ và chuyển 2 dự án từ TĐC liền kề sang TĐC tập trung; 7 dự án còn lại đang triển khai thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Cụ thể, huyện Mường Lát có 7 dự án (4 khu TĐC tập trung, 3 khu TĐC liền kề) để sắp xếp ổn định cho 286 hộ dân. Hiện nay, 3 khu TĐC tập trung đang hoàn thiện hồ sơ dự án gồm khu TĐC bản Tung, xã Trung Lý, 63 hộ; khu TĐC bản Ma Hác, xã Trung Lý, 39 hộ và khu TĐC bản Xa Lung xã Mường Lý, 67 hộ; 1 khu TĐC tập trung đang triển khai lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án khu TĐC bản Trung Thắng, xã Mường Lý, 49 hộ; huyện Mường Lát đề nghị không tiếp tục thực hiện 1 khu TĐC liền kề (khu TĐC bản Ngố, xã Mường Chanh, 21 hộ) đồng thời chuyển 2 khu TĐC liền kề sang TĐC tập trung (khu TĐC bản Lách, xã Mường Chanh, 27 hộ và khu TĐC bản Suối Lóng, xã Tam Chung, 20 hộ).

Sạt lở làm hư hỏng cơ sở hạ tầng ở huyện miền núi Thanh Hóa. Ảnh: Văn Thanh

Huyện Quan Sơn có 2 dự án khu TĐC tập trung bản Yên, xã Mường Mìn, 49 hộ và khu TĐC liền kề bản Luốc Lầu, xã Mường Mìn, 42 hộ. Hiện nay UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, UBND huyện Quan Sơn đang triển khai thực hiện các bước tiếp theo…

Để thực hiện được những kết quả trên, các huyện miền núi Thanh Hóa đã tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh về thực hiện quy hoạch, bố trí sắp xếp ổn định dân cư các vùng thiên tai trên địa bàn các huyện miền núi được thực hiện kịp thời thông qua các văn bản hành chính, các phương tiện truyền thông hoặc lồng ghép nội dung tại các hội nghị tổ chức tại huyện, xã để Nhân dân nắm được nhằm nâng cao ý thức của người dân và thực hiện theo quy định.

Tại các huyện thực hiện Đề án, đã tuyên truyền, vận động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng chức năng, quần chúng Nhân dân như Bộ đội Biên phòng, Công an, Quân đội, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, chung sức tham gia hỗ trợ di chuyển, xây dựng, chỉnh trang nhà cửa cho các hộ dân; vận động quần chúng Nhân dân tích cực phối hợp với chính quyền các cấp thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm