Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/10/2013 - 13:08
(Thanh tra)- Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là EPS) từ tháng 8/2004. Từ đó đến nay đã có trên 71.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả người lao động và đất nước.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2010, do phát sinh vấn đề người lao động sau khi hết hạn hợp đồng lao động ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc nên Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc ngừng ký gia hạn Bản ghi nhớ đã hết hạn vào ngày 29/8/2012 và tạm ngừng tiếp nhận mới lao động Việt Nam. Sự kiện này khiến hơn 11.000 người lao động đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn cuối tháng 12/2011 và những lao động đã tham dự kỳ kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính cuối tháng 8/2012 không được giới thiệu để chủ lao động Hàn Quốc lựa chọn.
Để nối lại thị trường lao động Hàn Quốc bị tạm ngừng từ tháng 8/2012 đến nay, Bộ LĐ-TB&XH cùng với Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc ký kết thỏa thuận về việc tiếp tục thực hiện quy trình đưa người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Theo đó, một bản ghi nhớ đặc biệt về tiếp nhận lao động giữa hai bên đang được đàm phám để ký kết, tạo cơ hội việc làm cho gần 12.000 lao động đã qua kiểm tra tiếng Hàn.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1465/QĐ-TTg thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài. Theo đó, người lao động sẽ thực hiện ký quỹ 100 triệu đồng trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc và được vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội (nếu thuộc đối tượng được vay vốn) để thực hiện việc ký quỹ; được hoàn trả tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi) khi hoàn thành hợp đồng lao động, về nước đúng thời hạn; được hoàn trả tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi) sau khi đã trừ các chi phí phát sinh nếu có trong thời gian làm việc theo hợp đồng hoặc phải về nước trước thời hạn do điều kiện khách quan thiên tai, ốm đau, tai nạn...), người lao động không đi làm việc tại Hàn Quốc sau khi đã nộp tiền ký quỹ.
Trong trường hợp người lao động về nước trước thời hạn do vi phạm hợp đồng, tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi) sẽ được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra (nếu có). Nếu người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn, ở lại cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc: Tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi) không phải hoàn trả cho người lao động và được chuyển vào Quỹ Giải quyết việc làm tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư để hỗ trợ công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và các hoạt động nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm tại địa phương. Trường hợp người lao động vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để ký quỹ, tiền ký quỹ (gồm cả gốc và lãi) sẽ được sử dụng để trả khoản vay Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, sắp tới, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ ký một bản Ghi nhớ đặc biệt để giải quyết vấn đề tồn đọng cho những đối tượng, trước hết là 11.096 hồ sơ của lao động đã đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn cuối tháng 12/2011. Các bên đã thống nhất sẽ gia hạn hiệu lực của chứng chỉ này bằng thời hạn từ khi thỏa thuận này hết hạn mà chưa được ký gia hạn đến lúc ký thỏa thuận mới.
Bộ LĐ-TB&XH cũng đã ban hành Thông tư số 21 quy định mức trần tiền ký quỹ mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động được phép thỏa thuận thu của người lao động theo từng thị trường. Theo đó, từ 1/12/2013, mức trần tiền ký quỹ sẽ tùy thuộc vào ngành nghề và thị trường tiếp nhận lao động. Mức trần thấp nhất là 300 USD đối với các nước: Malaysia, Brunei, Thái Lan, Lào. Mức cao nhất là 3.000 USD đối với thực tập sinh đi Nhật Bản và thuyền viên trên tàu cá tại Hàn Quốc. Mức trần ký quỹ của các nước khu vực Trung Đông là 800 USD, các nước châu Phi là 1.000 USD, các nước châu Mỹ là 2.000 USD, Australia và các nước châu Âu từ 1.000 - 2.000 USD.
Tại thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất hiện nay là Đài Loan, mức trần ký quỹ đối với giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe là 800 USD; thuyền viên tà cá xa bờ 900USD; công nhân nhà máy, xây dựng và các ngành nghề là 1.000 USD.Đối với các thị trường chưa quy định mức trần ký quỹ, người lao động ký quỹ với mức tương ứng bằng vé máy bay chiều về Việt Nam.
Bên cạnh đó, thông tư cũng quy định các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện, quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động về Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) trước ngày 20/6 và ngày 20/12 hàng năm.
Thảo Ngọc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà