Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 13/02/2020 - 22:23
(Thanh tra) - Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm (CGC) và các bệnh trên đàn gia súc năm 2020 diễn ra sáng nay, 13/2.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: LP
Người đứng đầu ngành Nông nghiệp yêu cầu các địa phương không chủ quan vì nếu dịch xảy ra ở một điểm nhỏ lẻ mà lơ là thì nguy cơ lây lan, bùng phát ra nhiều điểm là rất lớn. Vì vậy, phải quyết tâm không để bùng phát dịch CGC trong thời điểm này.
Có 10 ổ dịch CGC A/H5N6 tại 5 địa phương
Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết, tính đến hết ngày 12/2, cả nước có 10 ổ dịch CGC do chủng virus A/H5N6 gây ra, buộc phải tiêu hủy trên 43.000 con gia cầm tại 5 tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh và Hà Nội. Có 1 ổ dịch ở Quảng Ninh đã qua 21 ngày chưa phát sinh ổ dịch mới; 9 ổ dịch tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, Bắc Ninh chưa qua 21 ngày.
Cũng theo ông Đông, vi rút cúm H5N6 được phát hiện tại Việt Nam từ năm 2014. Hiện nay, bệnh CGC là bệnh địa phương, đã được kiểm soát tốt, dịch bệnh không xảy ra ở diện rộng; các ổ dịch CGC xuất hiện rải rác, mỗi tỉnh xuất hiện ở 1-2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa tiêm phòng vắc xin.
Hằng năm, chủng vi rút này vẫn gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên gia cầm, được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Đến nay tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp người mắc bệnh do chủng vi rút cúm A/H5N6.
Cuối năm 2019 đầu 2020, trước tình hình tổng đàn gia cầm tăng cao để bù đắp sản lượng thịt lợn thiếu hụt do dịch tả lợn châu Phi, cùng với thời tiết diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ, vận chuyển gia cầm trước và sau Tết Nguyên đán tăng cao, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã ban hành chỉ thị yêu cầu tất cả các tỉnh, thành phố, cơ quan chuyên môn, người chăn nuôi thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh vụ Đông Xuân.
Mới đây nhất, ngày 3/2, Bộ tiếp tục có công điện khẩn gửi các địa phương, nhất là các địa phương đang có ổ dịch, nơi có nguy cơ cao đề nghị thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch.
Cục Thú y cũng dự báo thời gian tới, dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra do tổng đàn gia cầm cả nước rất lớn (467 triệu con); điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi. Thêm vào đó, việc tổ chức tiêm vắc xin CGC cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ thấp tại một số địa phương, nhất là đối với chăn nuôi gia cầm nông hộ. Do đó, nguy cơ dịch bệnh CGC xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh viêm phối cấp do chủng vi rút mới Corona (nCoV) gây ra.
Tái đàn theo hướng an toàn sinh học
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, từ năm 2002, đặc biệt đỉnh điểm năm 2004, đại dịch CGC gây tổn thất rất lớn cho ngành Chăn nuôi với 45 triệu con gia cầm đã phải tiêu hủy.
Sau giai đoạn này, dù có nhiều tiến bộ trong ngành Chăn nuôi, nhưng dịch CGC rất dễ phát sinh biến chủng và là một trong những bệnh lan truyền nhanh qua đường hô hấp. "Dịch CGC hiện nay có 5 yếu tố, đó là mầm bệnh nơi nào cũng có, mật độ chăn nuôi ở mức độ cao nhất từ trước đến nay, diễn biến thời tiết trước tác động của biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan rất bất lợi cho công tác ứng phó, lưu thông luân chuyển hàng hóa thời điểm này rất lớn, trong đó có gia cầm và các sản phẩm của gia cầm. Thêm vào đó là tập quán thói quen, buôn bán giết mổ ở nhiều vùng còn theo truyền thống nên xác suất lây nhiễm dịch bệnh lúc nào cũng có thể xảy ra", Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh CGC và các loại bệnh trên đàn gia súc kịp thời, hiệu quả, Bộ trưởng Cường cho rằng, các bộ, ngành cùng chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp theo đúng quy định của Luật Thú y.
Các địa phương hướng dẫn người dân tái đàn chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, phù hợp nhu cầu thị trường, tránh tình trạng cung vượt cầu; tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia cầm.
Chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải pháp phòng, chống dịch bệnh; khẩn trương tổ chức giám sát, cảnh báo dịch bệnh kịp thời. Đặc biệt, các địa phương khẩn trương kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y để giám sát dịch bệnh tới từng thôn xóm.
Các tỉnh, thành phố bố trí nguồn lực, kinh phí để tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và sự lưu hành vi rút CGC, các loại bệnh trên động vật, phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng. Cùng với đó, tăng cường giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm, động vật khác; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc; tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao để tiêu diệt các loại mầm bệnh...
Lê Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà