Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phong tục ngày Tết

Thứ sáu, 31/01/2014 - 06:00

(Thanh tra) - Người Việt ta có nhiều phong tục hay của ngày Tết cổ truyền, và dần dần một số phong tục đã trở thành như một thông lệ trong ngày Tết.

Bước vào nhà nào thời điểm cuối năm là nhận thấy ngay không khí nhộn nhịp Tết, từ mua sắm, đến trang trí nhà cửa, chuẩn bị các món ăn để đón tiếp người thân ở xa về. Ai nấy cũng đều dọn sạch sẽ nhà cửa, vứt bỏ những thứ rác rưởi, dọn dẹp trang trí bàn thờ, đánh bóng lư hương, chân nến, lau chùi bàn ghế và mọi thứ vật dụng trong nhà. Ấy là tục tống Cựu nghinh Tân, để đưa tiễn năm cũ qua đi và chuẩn bị đón năm mới nhiều hứa hẹn.

Trong mấy ngày Tết, các gia đình có trẻ nhỏ thường nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút Giao thừa trở đi không được nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không vứt rác bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, la phạt con em. Ra đường gặp nhau ai nấy cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dù lạ hay quen.

Người Việt ta có nhiều phong tục hay ngày Tết, và dần dần một số phong tục đã trở thành như một thông lệ trong ngày Tết.

Người thành phố giờ đây ít có điều kiện thấy và hiểu phong tục dựng cây nêu ngày Tết. Tục lệ này hiện nay vẫn còn lưu truyền ở một vài làng quê. Cây nêu ngày Tết là một cây tre vót hết lá, chỉ giữ một số lá ở ngọn. trên đó treo một giải cờ vải, một cái khánh bằng đất nung, treo một con cá chép bằng giấy, và một cái vành có buộc lá vào đó. Tín ngưỡng dân gian nói rằng đó là sự tích, ngày xưa quỷ làm hại người ở trần gian nhiều, nên người kêu cứu Đức Phật. Phật mới bảo hãy trồng cây nêu lên và ra lệnh cho quỷ rằng, hễ nơi nào có bóng cây nêu này là nơi đó là đất Phật, có Phật bảo vệ thì quỷ không được hại ai nữa, cho nên trồng cây nêu là để trừ quỷ.

Tục dựng cây mía tím ở hai bên bàn thờ hiện nay cũng ít phổ biến và cũng ít người biết đến. Vì mía có từng đốt như các bậc thang, để các cụ từ cõi âm về lại cõi trần cùng vui vầy con cháu trong ba ngày Tết.

Trước đây, trẻ em rất thích chơi đốt pháo. Tục đốt pháo cũng là để trừ quỷ. Theo giải thích thì quỷ quấy rối dân gian nên người ta phải đốt pháo để xua đuổi nó đi. Từ cái chỗ tín ngưỡng xua đuổi quỷ, pháo biến thành một sự mừng vui. Ngày nay ở Việt Nam phút Giao không còn tiếng pháo Tết, thay vào đó là pháo hoa được bắn lên bầu trời đêm 30 Tết ở những thành phố hay đô thị lớn.

Ngày Tết ai cũng mừng tuổi, và ai cũng được mừng tuổi, có đi có lại như vậy thể hiện tinh thần cộng đồng có qua có lại vui vẻ.

Bên cạnh các phong tục còn có những sự tích liên quan đến ngày Tết. Ví như ngày Tết nhà nào cũng có bánh chưng, trong Nam thì có bánh tét, cũng được làm với các nguyên liệu và cách nấu như nhau. Nói đến sự tích bánh dầy, bánh chưng thì hẳn ai cũng nhớ câu chuyện của Lang Liêu, con trai út vua Hùng Vương thứ Sáu. Người con trai này lấy gạo nếp, thịt, đậu xanh gói bánh mang lên dâng cho vua cha trong ngày Tết. Sự tích bánh dầy, cũng là một triết lý bình dân của cuộc sống: Gạo, đậu, thịt nuôi sống con người. Cái gì nuôi sống người thì cái đó là cái quý nhất, không nhất thiết phải là vàng bạc, ngọc ngà châu báu.

Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, các bà nội trợ đều cúng ông Táo về Trời, và đêm 30 Tết vừa cúng Giao thừa, vừa cúng Táo Công đi chầu Trời trở về. Thần thoại cổ nói rằng, các vị thần coi sóc dân gian thường trú ngụ ở nơi mà mọi người hay lui tới nhất. Bởi bếp là nơi nấu nướng, nơi sum họp, nơi vui vầy, nơi uống rượu cần, nơi chuyện trò của mọi người vui vẻ với nhau, cho nên có vị thần trông coi nơi bếp núc đó. 

Khi cúng ông Táo người ta cũng thả cá chép ra sông. Tại sao Táo Quân lại cưỡi cá chép, mà không phải là cưỡi ngựa, hay sử dụng một con vật nào khác làm phương tiện về trời? Chính vì con cá chép là cá hóa long mà người ta gọi là cá hóa rồng. Hàng năm, con cá đấy đến Long Môn, con nào mà nhảy được qua 3 thác nước, tự khắc trở thành rồng. Ngày xưa, ai mà thi đỗ thì cũng gọi là cá hóa rồng là vậy. Cho nên ở các nơi thờ tự như Văn Miếu đều đắp hình ảnh con cá vượt cửa Vũ Môn hay cửa Long Môn, thì tức là con cá chép coi như chuẩn bị thành rồng. Chỉ Vua mới cưỡi rồng, vì Táo chỉ là quan nên người ta dùng hình ảnh cá chép để thần thoại rằng, cá chép có thể bay được lên trời.

Sáu Phấn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm