Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nơi người dân phát triển công nghiệp trên chính mảnh ruộng của mình

Nam Dũng

Thứ ba, 03/01/2023 - 06:35

(Thanh tra)- Một mô hình cụm công nghiệp (CCN) đã làm cho người dân bị thu hồi đất cũng cảm thấy vui sướng, mà doanh nghiệp đứng ra thu hồi đất cũng mãn nguyện vì đã cùng nhau thực hiện khát vọng phát triển kinh tế quê hương. Chắc có lẽ đây là dự án không phải Nhà nước thu hồi đất nhưng lại tạo được sự đồng thuận gần như tuyệt đối.

Ông Trần Văn Hiến, Giám đốc Cty Phú Minh rất hào hứng khi nói về cụm công nghiệp làng nghề Phú Túc đang được đông đảo người dân quê ông đồng thuận. Ảnh: ND

Để ly nông nhưng… không phải ly hương

Phát biểu tại lễ khởi công CCN làng nghề Phú Túc, tại khu 17 mẫu thôn Lưu Thượng, xã Phú Túc, do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Minh (Cty Phú Minh) làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Xuân Thanh cho biết, Phú Xuyên được mệnh danh là đất trăm nghề, 100% làng trong huyện có nghề và có 43 làng nghề được UBND TP công nhận là làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài địa phương.

“Việc triển khai, hoàn thành, sớm đưa các CCN đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết về mặt bằng cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh trong làng nghề, nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong khu dân cư do hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ra. Và đây cũng là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện”,  ông Nguyễn Xuân Thanh nhấn mạnh.

Năm 2018, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2954/QĐ-UBND về việc thành lập CCN làng nghề Phú Túc do Cty Phú Minh làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng. Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các làng nghề phát triển, góp phần bảo vệ môi trường.

Theo quyết định, CCN trên rộng 5,94ha. Ngành nghề hoạt động chủ yếu gồm: Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cỏ tế, mây tre đan, dịch vụ phục vụ CCN... Tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 117,6 tỷ đồng, trong đó: Vốn tự có của nhà đầu tư hơn 23,5 tỷ đồng; vốn vay từ các tổ chức tín dụng hơn 82,3 tỷ đồng; vốn huy động từ nhà đầu tư thứ phát gần 11,76 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Hiến, Giám đốc Cty Phú Minh cho biết, dự án CCN làng nghề Phú Túc nhằm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường theo quy định, phục vụ di dời, mở rộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề Phú Túc, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.

Trò chuyện với phóng viên, một người dân thôn Lưu Thượng, xã Phú Túc cho biết: “Khi biết có dự án này, bà con chúng tôi mừng lắm. Tuy dự án bị chậm tiến độ do dịch bệnh Covid-19 nên chính quyền có chậm bàn giao đất, nhưng mọi người cũng rất phấn khởi. Mong cho dự án nhanh xong để người dân chúng tôi có chỗ ổn định sản xuất”.

Được sự quan tâm của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, các sở, ban, ngành và UBND huyện Phú Xuyên, ngày 23/11/2021, chủ đầu tư đã nhận được quyết định giao đất của UBND TP, và chỉ vài ngày sau, ngày 3/12/2021, chủ đầu tư đã tổ chức lễ khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN làng nghề Phú Túc, huyện Phú Xuyên.

Đến thời điểm cuối năm 2022, đã có hàng chục nhà xưởng của các hộ sản xuất đang xây dựng hoàn thiện và đi vào sản xuất, từng bước hình thành nên một CCN được xây dựng đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch đã được duyệt.

Như vậy, việc dịch chuyển công nghiệp ở đây, chỉ là di chuyển của máy móc, thiết bị từ trong nhà ở kiêm xưởng sản xuất trong thôn, xóm đến CCN trên chính mảnh ruộng của các hộ gia đình ngay gần đó, tức là các hộ sản xuất, kinh doanh vẫn chưa phải đi ra khỏi làng xã.

Những sản phẩm mây, tre đan, dưới bàn tay lành nghề của người dân Phú Túc, được sản xuất ngay trên mảnh đất quê hương, sẽ được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Ảnh: ND

Vì sao người dân đồng thuận khi giao đất cho doanh nghiệp thực hiện dự án?

Khác với các dự án CCN trên địa bàn huyện Phú Xuyên, CCN làng nghề Phú Túc do 100% bà con nhân dân trong làng nghề đóng góp cổ phần bằng đất vào dự án, góp kinh phí để xây dựng hạ tầng, giải phóng mặt bằng. Cty Phú Minh chỉ đứng lên đại diện về mặt pháp lý, xin các thủ tục để xây dựng dự án.

"Biết nguyện vọng của bà con là hoàn thành dự án CCN làng nghề Phú Túc càng nhanh càng tốt, do CCN là phục vụ làng nghề truyền thống, 100% các hộ trong làng nghề xin đăng ký vào CCN; với vai trò là chủ đầu tư, chúng tôi đã đề xuất xin một cơ chế đặc thù cho làng nghề Phú Túc cũng như các làng nghề khác được mở rộng phát triển", ông Trần Văn Hiến chia sẻ thêm.

Ông Trần Văn Đạt, đại diện cho các hộ kinh doanh, buôn bán trong CCN chia sẻ: “Làng nghề Phú Túc nổi tiếng lâu đời, có từ thế kỷ 17 đến nay, nên các sản phẩm của chúng tôi được đánh giá rất cao, đặc biệt là các đối tác nước ngoài. Vậy nên, chúng tôi rất mong các cấp ban, ngành tạo điều kiện thuận lợi nhất để đưa CCN đi vào hoạt động càng nhanh càng tốt, ổn định sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô, đầu tư thiết bị máy móc”.

CCN làng nghề Phú Túc có 31 hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh. Bà con nhân dân trong 8 thôn của xã chủ yếu làm nghề thủ công mỹ nghệ, mây, tre đan xuất khẩu. Tuy nhiên, các cơ sở tại làng nghề phân bố không tập trung, gây khó khăn cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, thu gom xử lý rác thải. Vì vậy, việc quy hoạch làng nghề sẽ giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm, tạo môi trường làm việc thông thoáng cho người lao động.

Giám đốc Cty Phú Minh cho biết thêm: Các hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi thì căn cứ theo quy định của TP Hà Nội cho phép sẽ được chia lại đất sản xuất, kinh doanh trong CCN với tỷ lệ không được vượt quá 70%. Ở đây chúng tôi phân chia là 66,8% và mỗi một sào (360m2) thì mỗi hộ sẽ đóng góp thêm khoảng 300 triệu để làm hạ tầng cụm và sau đó được nhận đất tương ứng để xây nhà xưởng, nên người dân rất vui vẻ giao đất và nhận đất. Việc này được thực hiện một cách công khai, minh bạch cho tất cả các hộ ở đây, nên ai cũng đồng lòng thực hiện.

Theo ông Trần Văn Khiêm, Chủ tịch UBND xã Phú Túc, chính quyền xã rất phấn khởi vì bà con nhân dân đã vào trong CCN làng nghề kinh doanh, buôn bán, đảm bảo có môi trường sống trong lành, tạo công ăn việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời, giảm nguy cơ rủi ro cháy nổ, mất an toàn lao động cũng như khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề.

CCN làng nghề Phú Túc được thành lập là một trong những dự án có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của xã Phú Túc. Đồng thời, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống lâu đời tại địa phương.

Những người dân tại đây cho biết, lúc này, chỉ riêng giá trị đất đã tăng lên rất nhiều lần. Vì được chuyển đổi từ đất lúa sang đất thương mại, dịch vụ, nên trong quá trình thu hồi đất để làm CCN đã nhận được sự đồng thuận rất cao của nhân dân và không xảy ra khiếu kiện.

Theo anh Trần Minh Căn, chủ hộ sản xuất Căn Sim trong CCN làng nghề, cơ sở nhà anh chuyên sản xuất lẵng hoa, giỏ quà từ năm 1988 đến nay, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động với doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Trước kia, anh Căn ở trong làng, căn nhà của anh vừa để ở cho hàng chục người vừa làm xưởng sản xuất nên rất chật chội, cộng thêm đường xá nhỏ nên xe lớn không thể ra vào được cũng khá bất tiện. Nay vào CCN, đường xá rộng thông thoáng, xe container vào tận cửa xưởng nên rất thuận tiện, do đó, mọi người đều rất yên tâm ổn định sản xuất lâu dài.

Trước đó, anh Căn có 1.792m2 đất nông nghiệp trồng lúa được thu hồi thì nhà anh đã nộp 1,5 tỷ đồng để làm hạ tầng, sau đó được chia lại diện tích 1.197m2 đất sản xuất, kinh doanh, xây dựng nhà xưởng, phát triển sản xuất.

Tương tự, hộ anh Nguyễn Hữu Phái, bị thu hồi 680m2 đất nông nghiệp, sau đó được chia lại 452m2 đất trong CCN để xây dựng nhà xưởng rất khang trang, sạch đẹp, đồng bộ nên sẽ mở rộng sản xuất để phát triển công nghiệp, làm giàu trên chính mảnh ruộng của mình thì không còn gì vui và phấn khởi hơn.

Từng phải đi thuê đất để xây dựng nhà xưởng sản xuất, rồi sau đó bị đòi đất, phải di chuyển nhà xưởng khiến việc sản xuất không ổn định, mới thấy được sự khó khăn, vất vả như thế nào của anh Nguyễn Văn Trịnh, Giám đốc Công ty TNHH Mây tre đan Phúc Thịnh, khi cả đống tiền đổ vào xây dựng nhưng được một thời gian lại dỡ bỏ đi mà tiếc xót. Nay được chia lại đất xây dựng nhà xưởng kiên cố trên diện tích 1.360m2, anh hoàn toàn yên tâm mở rộng sản xuất, phát triển lâu dài cho những mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp.

“Các sở, ngành và UBND huyện Phú Xuyên tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp thực hiện dự án. Việc sớm hoàn thành hạ tầng kỹ thuật CCN làng nghề Phú Túc được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong phát triển các làng nghề truyền thống và tạo chuỗi kết nối điểm du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Phú Xuyên nói riêng và toàn thành phố nói chung”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm