Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người khuyết tật mất cơ hội làm việc tốt do được đào tạo quá ít

Thứ ba, 25/06/2013 - 09:37

(Thanh tra) - Ngày 24/6, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo phát triển mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật, trong đó, khoảng 60% người khuyết tật trong độ tuổi lao động. Hiện, số người khuyết tật được dạy nghề hàng năm chỉ đạt 5.000 - 6.000 người trong tổng số 1,5 triệu người được dạy nghề trong cả nước.

Việc dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế do đại bộ phận người khuyết tật có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa thấp. Trong khi đó, mỗi dạng tật của người khuyết tật chỉ phù hợp với một số nghề nhất định nên dạy nghề cho họ có nhiều khó khăn, chi phí cao hơn so với dạy nghề thông thường.

Ông Đào Mạnh Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên (Tổng cục Dạy nghề) cho biết, người khuyết tật đang mất đi nhiều cơ hội làm việc tốt do họ được đào tạo nghề quá ít. Nếu các doanh nghiệp muốn tuyển người khuyết tật vào làm việc thì cũng rất khó mà tìm được người có chuyên môn, tay nghề phù hợp với yêu cầu. Mặc dù có hệ thống chính sách hỗ trợ từ ngân sách, tuy nhiên kết quả dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật những năm qua còn rất khiêm tốn. Hiện nay, số người khuyết tật được dạy nghề hàng năm chỉ chiếm khoảng 0,4% số người được dạy nghề cả nước, chiếm 3% số người khuyết tật, trong khi tỷ lệ người khuyết tật chiếm tới 8% dân số.

Tại hội thảo, những thành công và bài học kinh nghiệm của các mô hình dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật đạt hiệu quả cao tại Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà Tĩnh… cũng đã được chia sẻ để làm mô hình nhân rộng tại các địa phương trên cả nước. Theo kinh nghiệm của các địa phương thực hiện các mô hình dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, mỗi dạng tật của người khuyết tật chỉ phù hợp với một số nghề nhất định nên dạy nghề cho họ có nhiều khó khăn, chi phí cao hơn so với dạy nghề thông thường; thời gian đào tạo nghề cho người khuyết tật cũng nên tăng lên 5 - 6 tháng thay vì 3 tháng như hiện nay…

Ông Nguyễn Đình Liêu, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam cho rằng, cần phải  nghiên cứu ban hành danh mục nghề đào tạo phù hợp với các dạng tật, danh mục các cơ sở đăng ký đào tạo nghề cho người khuyết tật; hỗ trợ quảng cáo, truyền thông cho các sản phẩm do người khuyết tật sản xuất… để có thể giúp họ có được công việc ổn định và lâu dài.

Các chuyên gia cũng cho rằng, để có thể thực hiện tốt những chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, các địa phương phải xây dựng kế hoạch thực hiện, bố trí nguồn ngân sách để đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách đối với người khuyết tật tới các địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, bản thân người khuyết tật; khảo sát, thống kê, phân loại người khuyết tật theo dạng tật và khả năng lao động.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm