Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngành Dệt may phía Bắc sẽ hưởng lợi từ Chương trình Việc làm tốt hơn

Thứ năm, 20/03/2014 - 11:05

(Thanh tra) - Ngày 19/3, Chương trình Việc làm tốt hơn (Better Work) - một sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu - chính thức mở rộng ra khu vực phía Bắc.

Better Work Việt Nam là một phần của chương trình hợp tác toàn cầu giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). Sáng kiến này đóng vai trò quan trọng trong gắn kết lợi ích của khu vực tư nhân với việc tuân thủ hệ thống pháp luật của Việt Nam và các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, đánh giá mức độ tuân thủ.

Việc mở rộng chương trình ra phía Bắc là một phần của biên bản ghi nhớ ký trong tháng 2 vừa qua giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ILO và IFC.

Theo biên bản ghi nhớ này, ngoài địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, trong giai đoạn 2014 - 2019, Better Work Việt Nam sẽ mở rộng hoạt động tại Hà Nội và khu vực lân cận.

Trong 5 năm tới, chương trình cũng dự kiến mở rộng dịch vụ sang ngành da giầy do nhu cầu cao từ các khách hàng quốc tế, doanh nghiệp và các bên liên quan.

Kể từ khi bắt đầu tại Việt Nam năm 2009, sáng kiến này đã đến với gần 300.000 công nhân ở hơn 200 nhà máy, tương đương với một phần tư số lượng các nhà sản xuất dệt may xuất khẩu trong nước. Hơn 50 khách hàng quốc tế cũng đã đăng ký tham gia chương trình này.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, khi Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế toàn cầu và thúc đẩy thương mại quốc tế, các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam cần phải đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng, trong đó có yêu cầu về điều kiện lao động, để có thể tiếp cận các thị trường phát triển như Hoa Kỳ, Canada và Liên minh châu Âu.

Giám đốc ILO Việt Nam Gyorgy Sziraczki cho biết Better Work có thể giúp Việt Nam giữ vững và phát huy vai trò là một trong những nước được đặt hàng nhiều nhất đối với ngành Dệt may. Ông nhận định: “Việt Nam có thể tạo ra sự khác biệt trên thị trường quốc tế vì không chỉ dựa vào nguồn lao động giá rẻ, mà bằng cách cải thiện điều kiện làm việc, tôn trọng tiếng nói của người lao động và nâng cao năng suất lao động”.

Các báo cáo đánh giá của Better Work Việt Nam cho thấy sự phát triển ổn định ở các nhà máy tham gia chương trình. 3/5 số nhà máy tăng quy mô lao động, khoảng 65% số nhà máy tăng doanh số bán hàng và 75% có khối lượng đơn hàng tăng.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm