Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh mới

Thứ ba, 17/04/2012 - 09:49

(Thanh tra)- Những năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) luôn là một trong các kênh quan trọng tạo việc làm mới cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra không ít khó khăn, thách thức đối với công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Vẫn thiếu lao động có tay nghề

Theo nhận định,
những khó khăn khách quan bắt nguồn từ khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và việc mở rộng thị trường cho lao động Việt Nam. Đặc biệt, biến động chính trị ở Libya, một số nước Bắc Phi và Trung Đông đã gây nhiều tổn thất cho người lao động và doanh nghip Việt Nam, đồng thời thu hẹp đáng kể thị phần việc làm ngoài nước của lao động Việt Nam.

Các thị trường truyền thống Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, các nước Trung Đông… vẫn là những địa chỉ thu hút đông lao động Việt Nam sang làm việc. Tại hầu hết các thị trường này, nhu cầu về lao động có trình độ tay nghề cao (thợ kỹ thuật cao, đốc công, chuyên gia…) rất lớn với mức lương cao. Nhưng trên thực tế, chúng ta chưa đủ lực lượng cung ứng do nhóm lao động có tay nghề cao còn mỏng, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu tìm kiếm, tuyển chọn. Điều này đã khiến sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường và các hợp đồng với công việc có thu nhập cao của lao động Việt Nam bị hạn chế.

Mặt khác, tại một số thị trường dù cần lao động Việt Nam nhưng lại đi kèm các chính sách khác. Gần đây, Ả rập Xê út đã quy định, trong một đơn hàng, nếu doanh nghiệp Việt Nam không cung ứng đủ 10% tổng số lao động giúp việc gia đình thì nhà tuyển dụng không làm thủ tục cấp visa cho các lao động làm các ngành nghề khác.

Một vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây là ý thức kỷ luật của người lao động Việt Nam tại các nước sở tại. Tình trạng lao động hết hạn hợp đồng không về nước hoặc bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản diễn ra khá nghiêm trọng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của nước ta. Trong khi đó, chất lượng hoạt động của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế khi chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao. Nhiều lao động còn gặp khó khăn khi vay vốn đi làm việc ở nước ngoài.

Tập trung vào đào tạo tay nghề và ngoại ngữ


Do đó, chúng ta cần có những giải pháp khắc phục kịp thời những thách thức trên, nhằm đạt được mục tiêu đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2012 và mở rộng thị trường, nâng cao số lượng lao động vào những năm tiếp theo.

Theo đó, giải pháp trọng tâm nhất vẫn là việc chuẩn bị tốt nguồn lao động có tay nghề và ngoại ngữ theo yêu cầu của thị trường. Doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề cần có sự phối hợp, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, bám sát nhu cầu của thị trường. Đồng thời, cần nâng yêu cầu, mục tiêu và phương pháp đào tạo ngoại ngữ từ trường phổ thông đến hệ thống trường nghề, cao đẳng và đại học. Trong quá trình đào tạo và tuyển chọn, cần nâng cao tuyên truyền ý thức, kỷ luật cho người lao động. Các doanh nghiệp cần chủ trọng đến việc đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng thông qua việc rà soát, hoàn thiện định hướng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ và các thị trường, loại hình cung cấp dịch vụ trọng yếu của mình. Công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài không chỉ là chuyện riêng của người lao động và doanh nghiệp. Do đó, trong hoạt động này cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các tỉnh và các cơ quan có chức năng.

Hải Yến

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm