Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lao động phi chính thức chưa được quan tâm về chính sách

Thứ ba, 24/10/2017 - 11:41

(Thanh tra)- Theo thống kê của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), hiện nay, lao động phi chính thức (PCT) tại Việt Nam khoảng trên 18 triệu người, chiếm 57,2% tổng số lao động phi nông nghiệp, 3/4 tổng việc làm trong nền kinh tế.

Trong 21 nhóm ngành kinh tế, lao động PCT tập trung chủ yếu ở 3 nhóm ngành chính: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô và xe máy (26,2%); công nghiệp chế biến, chế tạo (23,5%); xây dựng 19,1%.

Mặc dù chiếm lực lượng khá đông đảo, nhưng theo đánh giá, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) của nhóm đối tượng này còn rất hạn chế, thậm chí bị lãng quên trong chính sách về việc làm, bảo hiểm.

Tại Việt Nam, lao động PCT được xác định dựa trên việc làm không chính thức. Theo đó, đây là lao động tự tạo công việc, không có hợp đồng lao động, không được đóng BHXH, BHYT, hay hưởng lương cố định.

Nghiên cứu cũng cho thấy, lao động PCT được ký hợp đồng lao động chiếm tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ được ký hợp đồng trên 3 tháng trở lên chỉ có khoảng 21,2%. Có 76,7% lao động PCT làm việc mà không có bất cứ một hợp đồng lao động bằng văn bản liên quan đến công việc đang làm. Cụ thể, 62,1% lao động PCT chỉ thỏa thuận miệng với chủ lao động và 14,6% không có bất cứ một thỏa thuận nào.

Thực tế cho thấy, lực lượng lao động PCT này về mặt an sinh xã hội cũng như tham gia cộng đồng bị thiệt thòi nhiều. Họ gặp rất nhiều rủi ro như công việc bấp bênh, thu nhập thấp, không có bảo hiểm, không có tổ chức công đoàn…

Kết quả khảo sát về lao động PCT tại Hà Nội và Nghệ An do Viện Khoa học, Lao động và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy, có đến 70,6% lao động PCT chỉ mới biết đến tên chính sách lao động việc làm. Có tới  37,4% mới nghe tên chính sách BHXH bắt buộc, 45,5% đã biết sơ qua về các chế độ. Có 60,2% biết sơ qua về chế độ BHYT, 19,7% biết rõ về thủ tục, đối tượng, mức đóng hưởng...

Bà Trịnh Thu Nga, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dân số, lao động, việc làm (Viện Khoa học và Lao động - Xã hội) cho biết, ngoài số lao động PCT chưa tham gia BHXH tự nguyện, số người lao động khu vực chính thức hưởng BHXH một lần, rời khỏi hệ thống an sinh xã hội cũng đang gia tăng, từ đầu năm đến nay đã có gần 600.000 người.

Có rất nhiều lao động chuyển từ lĩnh vực chính thức sang PCT, cứ 3 lao động PCT thì có 1 người từng làm trong khu vực chính thức. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do hoàn cảnh gia đình; công việc vất vả, thu nhập thấp, không được biên chế… Trong khi đó, khu vực PCT lại linh hoạt, chủ động trong thời gian làm việc, thu nhập tốt, phù hợp với trình độ chuyên môn, không bị nhiều ràng buộc…

Báo cáo của BHXH Việt Nam cho thấy, qua gần 10 năm triển khai BHXH tự nguyện, hiện chỉ có 237.000 người tham gia. Số tham gia chủ yếu là người đã đóng BHXH bắt buộc được một số năm và tiếp tục đóng để hưởng lương hưu khi về già. Theo đánh giá, nguyên nhân của tình trạng này là do công tác tuyên truyền đến người lao động còn hạn chế, chủ yếu là qua pano, áp phích, phát tờ rơi. Cán bộ phụ trách tuyên truyền có kiến thức chưa sâu, chế độ của BHXH tự nguyện chưa đầy đủ như BHXH bắt buộc, không hấp dẫn người lao động tham gia, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trước mắt là chế độ thai sản và tai nạn lao động...

Bên cạnh đó, chính sách vẫn thiếu sự liên thông giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, thiếu sự gắn kết giữa các chế độ trong một hệ thống an sinh xã hội... Đặc biệt là tâm lý của người lao động ở Việt Nam chưa có thói quen tham gia BHXH khi trẻ để “tích lũy” cho tuổi già.

Để thu hút lao động PCT tham gia BHXH tự nguyện, nhiều ý kiến cho rằng, cần phân nhóm đối tượng để lựa chọn hình thức tuyên truyền hiệu quả hơn. Nghiên cứu bổ sung các chế độ của BHXH tự nguyện đầy đủ như BHXH bắt buộc: Thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất hàng tháng…

Đại diện BHXH Việt Nam cũng cho biết, từ ngày 1/1/2018, Nhà nước sẽ hỗ trợ mức đóng cho người lao động từ 10 - 30% tùy từng đối tượng. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ nâng mức bao phủ BHXH, qua đó giúp những người lao động tự do có lựa chọn phù hợp.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm