Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không “nóng” nhưng còn phức tạp

Thứ ba, 21/11/2017 - 06:31

(Thanh tra)- Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở Tây Nguyên, nhất là các chủ trương, chính sách về đất đai, nhà ở… Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, tình hình tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai trong vùng ĐBDTTS tại Gia Lai rất phức tạp và tiếp tục phát sinh mặc dù các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nơi đây đã rất quan tâm, giải quyết các vụ việc kịp thời.

ĐBDTTS ở Gia Lai vẫn còn thói quen du canh, du cư và lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy. Ảnh minh họa: internet

Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, từ 2011 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 608 đơn thư khiếu nại, tranh chấp, kiến nghị về đất đai trong toàn vùng ĐBDTTS, chủ yếu tập trung ở cấp xã, cấp huyện. Đến nay, các cấp chính quyền trong tỉnh đã giải quyết xong 589 vụ việc, đạt tỉ lệ rất cao 96,8%, còn lại 19 vụ đang xem xét giải quyết.

Nội dung kiến nghị, khiếu nại, tranh chấp chủ yếu là: Đòi lại đất của ông, bà, cha, mẹ để lại; tranh chấp liên quan đến ranh giới, diện tích; thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người Kinh; tranh chấp giữa ĐBDTTS tại chỗ với đồng bào di cư tự do…
Qua các cấp chính quyền giải quyết chủ yếu bằng hòa giải, tuyên truyền và vận động, người dân đều cơ bản đồng tình, chưa có trường hợp nào gây ra điểm nóng làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong vùng ĐBDTTS là do đất đai không những là tư liệu sản xuất mà còn là tài sản có giá trị nhất của người dân; Nhà nước thực hiện chính sách mới về quản lý đất đai; tập quán canh tác lạc hậu, chỉ canh tác một thời gian sau đó bỏ hoang lâu dài không quản lý sử dụng, các hộ khác vào canh tác dẫn đến tranh chấp; đất được Nhà nước giao, cho thuê tại các nông, lâm trường, công ty nhưng các đơn vị này quản lý chưa chặt chẽ để người dân lấn chiếm. Bên cạnh đó, việc mua bán, chuyển nhượng đất trái pháp luật còn diễn ra trong vùng ĐBDTTS, đó là tình trạng giấy tờ mua bán viết tay không qua chính quyền địa phương; một số đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của đồng bào để mua bán, sang nhượng và trục lợi…

Cũng từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 14/21 Ban quản lý rừng phòng hộ có diện tích rừng bị người dân lấn chiếm, mua bán  trái phép với hơn 17.450ha; Đất rừng, đất nông, lâm nghiệp được Nhà nước giao hoặc cho các công ty thuê, đến nay cũng có 5 công ty bị người dân lấn chiếm với tổng diện tích 333,507ha. Nguyên nhân là các đơn vị này quản lý đất được giao chưa chặt chẽ, mặt khác nhiều diện tích đất rừng nằm rải rác, manh mún và xen lẫn nương rẫy, khu dân cư nên việc quản lý rất khó khăn.

Thời gian qua, việc giải quyết các chính sách về đất đai đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương thực hiện theo đúng các quy định của Luật Đất đai 2003 và 2013 và các văn bản pháp luật khác liên quan. Đặc biệt là các chính sách của Chính phủ về đất đai cho các hộ ĐBDTTS như Quyết định 132/2002/QĐ-TTg ngày 20/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ giải quyết đất ở, đất sản xuất  cho ĐBDTTS tại chỗ ở Tây Nguyên và Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ  về chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ ĐBDTTS thiếu đất sản xuất, hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai trong vùng ĐBDTTS cũng được quan tâm chỉ đạo thực hiện, từ đó giảm hẳn lượng đơn thư về tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai trong vùng ĐBDTTS.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn Gia Lai vẫn còn tình trạng mua bán, sang nhượng đất đai bằng giấy viết tay trong vùng ĐBDTTS, chỉ có hai bên tự thỏa thuận không thông qua chính quyền địa phương nên không thống kê được.

Từ những tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong vùng ĐBDTTS cho thấy hệ thống chính sách pháp luật về đất đai còn bất cập, do vậy việc nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật của người dân hạn chế; Việc ban hành các văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chính sách sau được lợi hơn người hưởng chính sách trước từ đó dẫn đến so bì, khiếu kiện. Mặt khác, do dân trí thấp, nhận thức về pháp luật của ĐBDTTS còn hạn chế nên hầu hết đơn thư gửi không đúng nơi có thẩm quyền giải quyết hoặc vượt cấp. Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai còn nhiều yếu kém, bất cập; tình trạng lấn chiếm đất đai vẫn còn diễn ra ở một số đơn vị được giao đất, cho thuê đất; việc chuyển nhượng trao tay trong nhân dân không tuân theo pháp luật nên cũng phát sinh các khiếu kiện khó giải quyết…

Vì diện tích đất rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn nhiều so với các tỉnh. Do đó, trong thời gian tới, số dân di cư từ các địa phương khác đến có thể tăng cộng với dân số cơ học và tự nhiên tăng trong khi đất canh tác bình quân trên đầu người giảm dần dẫn đến thiếu đất sản xuất. Đồng thời, đất đai ngày càng có giá trị trong khi trình độ dân trí trong vùng ĐBDTTS còn hạn chế nên có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện về đất đai tiếp tục phát sinh.

Trần Kiên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm