Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không ngừng phát triển trở thành “đầu tàu” kinh tế

Thứ ba, 28/04/2015 - 06:31

(Thanh tra)- Sau 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, TP HCM tự hào đã bước đầu xây dựng, định hình một đô thị văn minh, hiện đại đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển của đất nước.

Đô thị TP HCM chuyển mình hết sức nhanh chóng, từng ngày phát triển với khí thế sôi động, tạo dáng dấp của một đô thị văn minh hiện đại. Ảnh: Chu Tuấn

Đầu tàu kinh tế của cả nước

Sau 40 năm, nền kinh tế đô thị TP đã có những thay đổi đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao và ổn định, cao gấp 1,5 - 1,7 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Những năm đầu thống nhất đất nước, nền kinh tế TP tăng trưởng chậm phản ánh một thời kỳ đầy khó khăn. Giai đoạn năm 1991 - 1995, kinh tế TP tăng trưởng đột phá với tốc độ tăng bình quân hơn 12%/năm. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất mà TP đạt được trong suốt 40 năm qua. Chính sách cải cách kinh tế của đất nước đã mang lại hiệu quả, tạo sự tăng trưởng đột phá cho TP. Thời điểm này đánh dấu sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế của TP HCM.

Tiếp đà phát triển, từ năm 1996 đến nay, tốc độ phát triển kinh tế của TP luôn duy trì ở mức cao so với các địa phương khác trên cả nước.

Từ sau năm 2005, TP HCM chủ trương phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu gồm: Cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược, chế biến tinh lương thực - thực phẩm và 9 nhóm ngành dịch vụ cao cấp gồm tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; bưu chính viễn thông; kinh doanh tài sản - bất động sản; du lịch; y tế; dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ; giáo dục đào tạo chất lượng cao. Trong những năm qua, các nhóm ngành dịch vụ này đã có những bước phát triển quan trọng, đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của TP...

Sự chuyển dịch cơ cấu GDP chia theo ngành kinh tế gần 40 năm qua là đúng hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ cao cấp. Đây là nền tảng cơ bản để nền kinh tế TP HCM nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển đổi nhanh chóng mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu. Bên cạnh đó, bộ mặt TP đã khang trang, văn minh, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được xây dựng và đi vào hoạt động...

Xây dựng TP HCM phát triển bền vững

Với những ai xa TP HCM khoảng 10 năm trở lại thì khó có thể hình dung và nhận diện được bởi đô thị TP đã chuyển mình hết sức nhanh chóng, từng ngày phát triển với khí thế sôi động, tạo dáng dấp của một đô thị văn minh hiện đại.

4 thập kỷ đã qua, được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các bộ, ngành Trung ương và Chính quyền TP mà kinh tế và xã hội của TP HCM đã phát triển nhanh và ngày càng ổn định, bền vững.

Giao thông đô thị thay đổi và phát triển mạnh, hình thành các hành lang kinh tế, giúp phân bố lại lực lượng lao động sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Đến nay, đã hoàn thiện hệ thống khung giao thông chính gồm các tuyến xuyên tâm Tây Bắc - Đông Mam; Tây Nam - Đông Bắc như: Quốc lộ 22 - Trường Chinh - Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Hữu Thọ, đường Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ - Phạm Văn Đồng, khép kíp dần đường vành đai I và II, tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc TP HCM - Trung Lương... Các trục giao thông huyết mạch khu vực nội thành được cải tạo nâng cấp, khởi công xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), tuyến số 2 - giai đoạn 1 (Bến Thành - Tham Lương), cùng mạng lưới xe buýt công cộng, từng bước nâng cao tỉ lệ phục vụ người dân.

Hệ thống các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất lớn được TP HCM tập trung phát triển đóng vai trò rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế. TP HCM là địa phương đi tiên phong trong việc chọn lọc các loại hình công nghiệp ít ô nhiễm, có hàm lượng chất xám cao, ít sử dụng lao động phổ thông để đưa vào quy hoạch các khu công nghiệp - khu chế xuất, từng bước thay thế dần các xí nghiệp sản xuất trong nội thành...

TP HCM đã có những bước chuyển mình trong việc thực hiện quy hoạch các khu nhà ở, chỉnh trang nội thành và khu trung tâm. Các chương trình giải tỏa khu nhà ở chuột, nhà lá trên các hệ thống kênh rạch, xây dựng các khu nhà ở tái định cư được chú trọng thực hiện. Nhiều khu đô thị mới đã và đang được hình thành như: khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị Tây Bắc TP HCM, khu đô thị cảng Hiệp Phước, khu lấn biển Cần Giờ, khu bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, khu đôi thị mới Nam Sài Gòn. Đặc biệt nổi bật là khu đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng.

Nhiều công trình cải thiện môi trường đô thị quan trọng đã được TP HCM quan tâm đầu tư xây dựng. Điển hình phải kể đến sự thành công trong việc chỉnh trang kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm và kênh Đôi - kênh Tẻ. Những công trình này đã bước đầu tạo được cảnh quan cho đô thị, cải thiện hơn rất nhiều bộ mặt kiến trúc dọc hai bên bờ kênh, nâng cao được chất lượng cuộc sống của nhân dân trong khu vực...

Cùng với việc nâng cấp hạ tầng, các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa xã hội đã được TP HCM quan tâm, giúp đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.

Đối với ngành Y tế, điều kiện và chất lượng chăm sóc người dân tại TP HCM và cả nước luôn được nâng cao nhờ việc trang thiết bị luôn được đầu tư nâng cấp, nhân lực được đào tạo chuyên sâu… Hiện TP có trên 105 bệnh viện các loại với trên 34.000 giường bệnh, đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho 29 triệu lượt người, đạt 14,5 bác sĩ/10.000 dân.

Về giáo dục, TP HCM đã hoàn thành phổ cập bậc trung học, có gần 1.500 trường học, hơn 1,3 triệu học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được đào tạo và ngày càng vững mạnh, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học không ngừng được nâng cấp. Ngoài ra, hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo bậc đại học, sau đại học được ngày càng phát triển, số giáo viên đại học và cao đẳng ở TP chiếm 95% của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

40 năm kể từ ngày giải phóng Sài Gòn, lãnh đạo và nhân dân  TP HCM  luôn cố gắng phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt nhiều thành tựu trên mọi phương diện. Hình ảnh về một TP văn minh, giàu đẹp, hạnh phúc và phát triển vẫn luôn thôi thúc chính quyền TP và nhân dân phấn đấu không ngừng nghỉ, vượt qua mọi thách thức để mong muốn đó sẽ sớm trở thành hiện thực, xứng đáng là TP mang tên Bác Hồ kính yêu.

Chu Tuấn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm