Theo dõi Báo Thanh tra trên
Minh Khang
Chủ nhật, 22/11/2020 - 15:05
Gạt đi những mất mát, đau thương của đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã và đang tích cực phối hợp với các tỉnh miền Trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy, khôi phục sản xuất nông nghiệp. Dự kiến, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức hội nghị thúc đẩy sản xuất vào ngày 28/11 tới, tại Quảng Trị.
Mưa lũ làm cho sản xuất nông nghiệp ở miền Trung bị thiệt hại nặng nề
Tái thiết sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống cho người dân.
Theo thống kê, riêng huyện Đa Krong, tỉnh Quảng Trị có đến gần 690 ha đất nông nghiệp bị vùi lấp do các đợt lũ lụt khiến người dân không thể sản xuất được. Tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều địa phương, trong khi lịch sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021 đang cận kề. Tỉnh cần hỗ trợ các địa phương cải tạo đồng ruộng bị bồi lấp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, giúp người dân sản xuất trong vụ đông xuân sắp tới.
Cần có ngay giải pháp để khẩn trương đầu tư sửa chữa hệ thống kênh mương thủy lợi, đảm bảo giống cây trồng vật nuôi về số lượng và chất lượng để hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất. Bên cạnh đó, đảm bảo vệ sinh môi trường, không để lây lan dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi khi khôi phục sản xuất; có kế hoạch hướng dẫn chuyển đổi sản xuất ở những diện tích đất lúa bị đất cát vùi lấp sâu.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh, tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực tập trung khắc phục hậu quả nặng nề do bão lũ gây ra. Trước mắt, khẩn trương thực hiện 5 giải pháp gồm: Sửa chữa hệ thống kênh mương thủy lợi, đảm bảo nguồn giống đủ để sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021; cải tạo đồng ruộng, khôi phục mặt bằng sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trên diện tích đất bị bồi lấp.
Các ngành chức năng đảm bảo cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân ở các vùng bị thiệt hại do bão lũ; sửa chữa hạ tầng nghề nuôi trồng thủy sản, tăng cường khai thác vụ cá Bắc để bù đắp sản lượng thủy sản bị thiệt hại do mưa lũ. Về lâu dài, tỉnh huy động, lồng ghép nhiều nguồn vốn để vừa khắc phục hậu quả bão lũ, vừa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển nông nghiệp bền vững.
Khẩn trương xử lý ô nhiễm môi trường khi lũ rút
Nhiều địa phương của miền Trung cũng bắt tay khôi phục lại đời sống sinh hoạt, sản xuất sau khi nước lũ rút. Việc phải làm ngay lúc này ở các địa phương là phải xử lý ô nhiễm môi trường do các loại rác thải, xác súc vật phân hủy, nguồn nước bị ô nhiễm…
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, việc xử lý môi trường, tiêu độc khử trùng phải được triển khai với tinh thần khẩn trương, nước rút đến đâu xử lý đến đó để bảo đảm an toàn dịch bệnh, chuẩn bị cho tái sản xuất.
Báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho thấy, tính đến ngày 13/11, căn cứ đề nghị của các địa phương bị thiệt hại do mưa bão và căn cứ tình hình thực tế, Cục đã trình Bộ xuất cấp tổng cộng 290.000 liều Vacxin các loại, 140.000 lít hóa chất tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và 225 tấn hóa chất xử lý môi trường phòng, chống dịch bệnh thủy sản từ nguồn dự trữ quốc gia cho 9 tỉnh miền Trung. Các địa phương đã tiếp nhận và tiến hành tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi và các vùng có nguy cơ. Đến nay, người dân đã thực hiện vệ sinh chuồng trại: Thu gom chất độn chuồng, xử lý rác thải…
Cùng với hỗ trợ các địa phương tiêu độc, khử trùng sau khi nước rút, Bộ NN&PTNT đã xuất cấp gần 39 tấn hạt giống cây trồng, gồm: Giống ngô, rau các loại từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho một số tỉnh miền Trung khắc phục thiệt hại do mưa bão. Đối với nuôi trồng thủy sản, Bộ cũng đã kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ trên 76 triệu con giống tôm thẻ chân trắng, 150 tấn thức ăn hỗn hợp nuôi tôm nước lợ, 15 tấn sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, với trị giá 71 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trước mắt khu vực nông nghiệp phải đẩy nhanh quá trình phục hồi sản xuất, bảo đảm lương thực, thực phẩm từ nay đến tết Nguyên đán cho người dân, không để nơi nào có người dân bị đói, thiếu nước sạch; đồng thời, các đơn vị cùng địa phương khẩn trương tập trung tạo sinh kế cho người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu, Cục Trồng trọt phải chuẩn bị các phương án cho vụ Đông - Xuân tới để thâm canh, tăng năng suất, chất lượng để bù vào những thiệt hại vừa qua, nhất là khoảng 3.000ha sản xuất lúa bị đất đá vùi lấp cần có phương án phục hồi hoặc chuyển đổi sản xuất. Đối với thủy sản, chỗ nào tái sản xuất được thì hỗ trợ, còn chưa sản xuất được thì tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường để tránh gây thiệt hại thêm cho người dân.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.
Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.
Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hoàng Nam
09:11 13/12/2024Bùi Bình
00:00 13/12/2024Trung Hà
Ngọc Tuấn
Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền