Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hơn 50% người dân ủng hộ người đồng tính nhận con nuôi và nuôi con

Thứ tư, 26/03/2014 - 14:26

(Thanh tra) - Sáng ngày 26/3, Viện Xã hội học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế), Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã công bố kết quả điều tra quốc gia về “quan điểm xã hội với hôn nhân cùng giới”.

Một tỷ lệ cao số người được hỏi ủng hộ hợp pháp hóa gia đình của hai người cùng giới . Ảnh: Thảo Nguyên

Theo kết quả khảo sát với 5.300 người dân tại 68 xã, phường thuộc 8 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Đắc Lắk, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Sóc Trăng), ngày càng có nhiều người dân biết về đồng tính (90%) và việc sống chung như vợ chồng giữa hai người cùng giới tính (62%). 

Một tỉ lệ lớn (30%) người dân có quen ai đó là người đồng tính (họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…) và có khoảng 1/3 số người được hỏi (33,7%) ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới.

Về việc công nhận quyền sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, số người ủng hộ và không ủng hộ gần tương đương nhau, tương ứng 41,2% và 46,7%.  Một tỉ lệ không nhỏ người ủng hộ, hình thức sống chung cùng giới nên được hợp pháp hóa theo dạng “kết hợp dân sự” hoặc “đăng ký sống chung như vợ chồng”.


Cùng với đó, đa số người dân cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới không ảnh hưởng đến gia đình (72,7%) hay cá nhân họ (63,2%). Những trường hợp có quen biết người đồng tính xác suất ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới lớn gấp đôi so với các trường hợp không quen biết.

Xét theo vùng miền, người miền Bắc và người miền Trung đánh giá tích cực hơn, những người trẻ từ 18 - 29 tuổi và người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học cũng có tỷ lệ ủng hộ cao hơn.

Khi được hỏi về một số quyền cụ thể mà các cặp đôi cùng giới nên được pháp luật bảo vệ, 56% người dân cho rằng cặp đôi cùng giới nên có quyền cùng nhận con nuôi và nuôi con; 51% ủng hộ quyền sở hữu tài sản chung, 47% ủng hộ quyền thừa kế tài sản. “Các quyền này nên được đề cập đến trong Luật Hôn nhân Gia đình phù hợp với quan điểm của đa số người dân”, PGS.TS Đặng Nguyên Anh, Viện trưởng Viện Xã hội học cho biết.

Theo PGS.TS Đặng Nguyên Anh, "kết quả khảo sát chứng tỏ quan hệ cùng giới là thực tế tồn tại trong xã hội cần được quan tâm và giải quyết. Việc xuất hiện công khai, sống thật của người đồng tính có tác động tốt đến thái độ ủng hộ của xã hội”.

PGS.TS Đặng Nguyên Anh đề xuất, Luật Hôn nhân Gia đình nên bỏ điều cấm hôn nhân cùng giới trong điều khoản liên quan đến điều kiện kết hôn; có thể chưa hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới nhưng nên hợp pháp hóa hình thức sống chung như vợ chồng của những người cùng giới tính. Về lâu dài, Nhà nước nên đưa ra vào luật chống mọi hình thức phân biệt đối xử, trong đó có phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình dục và bản dạng giới.

Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường nhận định: “Kết quả điều tra này rất đáng để các đại biểu Quốc hội tham khảo trước khi thảo luận và thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) vào tháng 5/2014 tới. Dự thảo Luật nên được xem xét điều chỉnh để phù hợp với quan điểm của đa số người dân, nhu cầu thực tế của người đồng tính, song tính và chuyển giới, cũng như tiếp cận dần đến nguyên tắc bình đẳng trong luật pháp Việt Nam”.

Chia sẻ tiến trình hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới trên thế giới, ông Lương Thế Huy, đại diện cộng đồng người đồng tính cho biết, trong năm 2013, có thời điểm mà chỉ trong một tháng, có tới ba quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới tại 3 châu lục khác nhau (New Zealand, Brazil, Pháp). Tại châu Á, Thái Lan đang soạn thảo dự luật chung sống cùng giới, Campuchia sửa Bộ luật Dân sự bỏ đi định nghĩa hôn nhân giữa một nam và một nữ...

Tuần qua, cộng đồng người đồng tính cũng đang hưởng ứng Chiến dịch “Tôi Đồng Ý” năm 2014 để ủng hộ việc giữ và mở rộng hơn Điều 16 Dự thảo, theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền cho các cặp cùng giới.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm