Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ sáu, 10/12/2021 - 18:06
(Thanh tra) - Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội sẽ đầu tư hơn 1.865 tỷ đồng để giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn TP. Kinh phí đầu tư từ nguồn vốn ngân sách TP.
Hà Nội đầu tư hơn 1.865 tỷ đồng để giảm ùn tắc giao thông. Ảnh: Tuấn Lương
Sáng 10/12, tại Kỳ họp thứ 3, HĐND TP khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về Chương trình Mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Tổng kinh phí để thực hiện chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn TP giai đoạn 2021-2025 là hơn 1.865 tỷ đồng, được phân bổ theo từng năm: Năm 2021, đầu tư kinh phí khoảng 335 tỷ đồng đã được UBND TP bố trí thực hiện. Năm 2022 đầu tư khoảng 343 tỷ đồng; năm 2023 đầu tư 402 tỷ đồng; năm 2024 đầu tư 426 tỷ đồng và năm 2025 đầu tư 359 tỷ đồng bằng nguồn vốn từ ngân sách thành phố.
Chương trình nhằm huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý điều hành giao thông, xây dựng giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đồng bộ, thông minh, hiện đại, giải quyết ùn tắc giao thông, nhất là trong khu vực đô thị trung tâm (từ vành đai 4 trở vào); các khu đô thị; các trục đường hướng tâm; các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh; các khu vực đầu mối giao thông (các nhà ga, bến xe).
Về chỉ tiêu cụ thể, chương trình xác định, hàng năm xử lý từ 7 đến 10 điểm thường xuyên ùn, tắc giao thông, hạn chế phát sinh mới các điểm ùn tắc giao thông, không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; xóa bỏ kịp thời các điểm đen về tai nạn giao thông, qua đó góp phần giảm tai nạn giao thông từ 5% - 10%/năm trên cả ba tiêu chí (về số vụ, số người chết và số người bị thương).
Thông tin thêm về kết quả thực hiện chương trình này trong giai đoạn 2016 - 2020, UBND TP Hà Nội cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn TP đã có những chuyển biến tích cực.
Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn hạn chế: Tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa theo kịp tốc độ phát triển đô thị; tỷ lệ đất dành cho giao thông, tỷ lệ vận tải hành khách bằng phương tiện công cộng còn thấp, chưa đạt được kế hoạch; nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa theo kịp tốc độ phát triển đô thị...
Tại kỳ họp, báo cáo thẩm tra của Ban Đô thị HĐND TP cũng cơ bản thống nhất các mục tiêu, chỉ tiêu và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025 được nêu trong Tờ trình của UBND TP.
Ban Đô thị đề nghị UBND TP bổ sung nhiệm vụ, giải pháp về tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng giao thông của TP theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND TP về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của Hà Nội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách; duy trì trật tự tại các bến xe liên tỉnh, khắc phục tình trạng xe dù, bến cóc, sử dụng xe hợp đồng hoạt động như tuyến cố định, đón khách, bốc dỡ hàng hóa, xe quá khổ, quá tải gây ùn tắc giao thông, mất trật tự an toàn giao thông...
Trong 5 năm tới, TP đặt ra 10 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó sẽ rà soát, xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thành phố; tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng để kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng nhà cao tầng trong khu nội đô; xây dựng kế hoạch thực hiện di chuyển các cơ sở sản xuất, trường học, bệnh viện… ra ngoài trung tâm TP.
Bên cạnh đó, TP cũng nghiên cứu các giải pháp điều chỉnh phương án tổ chức giao thông, cải tạo hạ tầng; lắp đặt 168 nút đèn tín hiệu, chỉnh trang đồng bộ 180 tuyến đường trên địa bàn 12 quận; mở rộng và nâng cao chất lượng hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân; đưa vào vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị, mở mới 50 tuyến xe buýt…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên