Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Diễm
Thứ năm, 15/05/2025 - 11:11
(Thanh tra) - Gia đình là điểm tựa thiêng liêng và bền vững nhất trong đời mỗi con người. Nhân Ngày Quốc tế Gia đình (15/5), câu chuyện từ những gia đình bình dị ở nhiều vùng quê và thành phố cho thấy: Dù cuộc sống có bộn bề đến đâu, yêu thương và sẻ chia vẫn là “chìa khóa vàng” để giữ lửa hạnh phúc.
Ảnh: IT
“Chúng tôi từng suýt tan vỡ” - chị Trần Thị Hồng Vân (38 tuổi, TP. Lạng Sơn) mở lòng về quãng thời gian hôn nhân nhiều sóng gió. Chồng chị - anh Phan Văn Tuấn làm nghề lái xe đường dài, ít khi có mặt ở nhà. Một mình chị vừa chăm con, vừa lo kinh tế, nhiều khi tủi thân, giận dỗi. “Có lúc tôi nghĩ, cứ sống mãi như thế thì vợ chồng còn ý nghĩa gì nữa,” chị kể. Nhưng rồi, một biến cố xảy ra khi con trai út phải nhập viện vì tai nạn nhỏ, khi đó anh Tuấn bỏ chuyến xe, vội vã về chăm con. “Lần đầu tiên tôi thấy chồng mình rơi nước mắt khi thấy con đau,” chị Vân xúc động. Từ đó, cả hai cùng nhìn lại, học cách chia sẻ trách nhiệm, lắng nghe nhau nhiều hơn. Giờ đây, mỗi cuối tuần, cả nhà đều có một bữa cơm đủ đầy, không điện thoại, không công việc chen ngang.
Câu chuyện của ông Nguyễn Văn Hải (62 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) lại gợi một khía cạnh khác: Khoảng cách thế hệ trong gia đình ba thế hệ sống chung. “Tôi thương cháu nhưng thấy tụi nhỏ giờ khác xưa nhiều quá. Ngày nào cũng điện thoại, ít nói chuyện với ông bà,” ông Hải trăn trở. Thay vì trách móc, ông học cách tiếp cận cháu qua các hoạt động gần gũi hơn, cùng chơi cờ, kể chuyện xưa. “Giờ thằng cháu lớp 8 ngày nào cũng sang phòng tôi kể chuyện học, chuyện bạn bè. Tôi thấy nhẹ lòng,” ông cười hiền.
Ông Hoa Hữu Vân, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) từng chia sẻ: Trong xu hướng biến đổi của gia đình nói chung và sự đa dạng của loại hình gia đình nói riêng, giữa những tác động nhiều chiều của quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, những bữa ăn chung có thể được tổ chức hằng ngày, hoặc chỉ mỗi sáng, mỗi ngày cuối tuần. Đây là cơ hội để các thành viên có dịp gặp nhau, cùng thể hiện sự quan tâm chia sẻ, qua đó có thể tìm hiểu, cảm thông, giúp đỡ hoặc hóa giải những vướng mắc, những áp lực mà mỗi người gặp phải trong cuộc sống”.
Ảnh: IT
Vì vậy, các chương trình truyền thông, giáo dục kỹ năng gia đình đang được triển khai rộng rãi từ vùng quê đến thành thị. Mô hình “Gia đình học tập”, “Cha mẹ đồng hành cùng con”, “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, "Dòng họ học tập" được tổ chức tại nhiều địa phương đã mang lại kết quả tích cực.
Đơn cử Dòng họ Tạ, làng Đa Phú, huyện Hưng Hà ngoài việc mỗi hộ gia đình hàng năm đóng góp từ 10.000đ đến 20.000đ cho quỹ khuyến học chung; ngoài nguồn tài trợ của các con cháu thành đạt, thành danh thì trưởng tộc còn quyết định trích 20% đến 30% quỹ từ hòm công đức của nhà thờ tổ bổ sung thêm cho quỹ khuyến học, khuyến tài của dòng họ mình. Một số dòng họ có nguồn quỹ khuyến học khá lớn như dòng họ Nhâm xã Đông Hoàng, huyện Đông Hưng, quỹ khuyến học dòng họ có trên 150 triệu đồng, Dòng họ Đỗ Quý xã Đông Cường, huyện Đông Hưng hiện quỹ khuyến học dòng họ có trên 300 triệu đồng... Đây là cách gây quỹ, dựng quỹ, nuôi quỹ khuyến học khá hiệu quả mà những năm qua các dòng họ ở Thái Bình đã thực hiện và đạt được kết quả đáng phấn khởi.
Bên cạnh đó, gia đình cũng là nơi đầu tiên con trẻ học các giá trị sống như sự tử tế, lòng biết ơn, trách nhiệm và chia sẻ. Những điều này không thể truyền đạt bằng lý thuyết khô khan, mà bằng chính cách cha mẹ cư xử trong đời sống thường ngày, từ cách xin lỗi khi sai, đến lời cảm ơn dành cho nhau, từ việc cùng nhau dọn dẹp nhà cửa đến những cái ôm động viên lúc con buồn.
Anh Hoàng Tùng (45 tuổi, cán bộ tại Bộ Ngoại giao) có hai con đang tuổi dậy thì. Anh cho rằng, điều khó nhất trong việc nuôi dạy con không phải là chọn trường tốt hay môn học thêm đắt tiền, mà là “giữ được sợi dây kết nối với con giữa thời đại công nghệ và áp lực học hành”. Anh chia sẻ: “Tôi học cách chấp nhận rằng con có suy nghĩ riêng, có thể khác mình. Quan trọng là tạo được không gian để con dám nói, dám hỏi, kể cả những điều nhạy cảm".
Anh Tùng cũng dành thời gian cùng vợ lên kế hoạch tài chính, tổ chức các buổi họp gia đình để mọi người cùng chia sẻ niềm vui, khó khăn và điều chỉnh thói quen. “Chúng tôi gọi đó là ‘giờ yêu thương’. Mỗi tuần một lần, không ai cầm điện thoại trong bữa tối, chỉ có nói chuyện và lắng nghe nhau”.
Tại nhiều địa phương, các lớp học làm cha mẹ, hội thảo về giáo dục cảm xúc, kỹ năng giao tiếp trong gia đình đang được tổ chức ngày càng nhiều. Những chương trình này giúp cha mẹ có thêm công cụ để hiểu và hỗ trợ con một cách phù hợp với từng độ tuổi.
Ngày Quốc tế Gia đình là dịp để mỗi người tạm ngưng guồng quay công việc, dành thời gian lắng nghe và yêu thương những người thân yêu nhất. Bởi hạnh phúc không phải là điều gì quá lớn lao, nó bắt đầu từ chính mái ấm ta đang có.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ký Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 16/6/2025 phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh truyền thông thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030”.
T. Minh
(Thanh tra) - Ngày 17/6, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, vừa có văn bản giao đơn vị chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ vụ trang trại lợn của Công ty Cổ phần Đầu tư nông nghiệp Agri-Vina vừa được hoạt động trở lại đã phát tán mùi hôi thối nồng nặc tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá.
Hương Trà
Thu Huyền
Hương Trà
Bùi Bình
Bảo Anh
An Khang
Trọng Tài
T. Minh
Hương Giang
Hương Giang
Thái Hải
Phương Anh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trung Hà
Chính Bình