Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 16/05/2019 - 15:06
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội, đến nay vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn là khu vực nghèo và khó khăn nhất của cả nước.
Các địa phương vùng trung du và miền núi Bắc Bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết 37. (Ảnh: BKT/Vietnam+)
Ngày 15/5, tại Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.”
Trưởng ban Kinh tế Trương ương Nguyễn Văn Bình đánh giá, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết, các địa phương và toàn vùng đã đạt được một số kết quả quan trọng trên tất cả các mặt. Diện mạo của vùng thay đổi khá căn bản, tuy nhiên do các nguyên nhân khách quan và chủ quan về điều kiện về tự nhiên, hạ tầng, nguồn nhân lực… nên kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 37 cũng như mong đợi của người dân và các địa phương trong vùng.
“Đến nay vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất của cả nước,” ông Bình nhấn mạnh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Hoàng Nguyên/TTXVN)
Ông Bình đề nghị cần nghiên cứu, đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới với tính khả thi, căn cơ và thiết thực hơn để nhận diện và giải quyết các nút thắt giúp vùng phát triển trong thời gian tới. Ngoài ra, ông cũng đề nghị vùng trung du và miền núi Bắc Bộ cần phát huy các kết quả đạt được, tiếp tục làm tốt phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng an ninh, công tác tôn giáo, phát triển văn hóa gắn với tiến bộ công bằng xã hội…
Kết thúc Hội nghị, đại diện các tỉnh đã thống nhất đề xuất Bộ Chính trị nghiên cứu sớm ban hành một Nghị quyết mới nhằm giúp các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện bứt phá, phát triển trong những giai đoạn tiếp theo./.
Về địa lý, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa - kinh tế, địa - chiến lược, địa - chính trị, địa - văn hóa - xã hội và dân tộc đặc biệt quan trọng, còn được gọi là vùng “phên dậu” của Tổ quốc. Bao gồm 14 tỉnh trực thuộc trung ương và 21 huyện phía Tây của hai tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.
Với tổng diện tích 115.153 km2, vùng này chiếm hơn 35% diện tích tự nhiên của cả nướcvới hơn 30 dân tộc đang sinh sống và đặc biệt vị trí địa lý tiếp giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc và Lào. Đây cũng là khu vựcgiàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, các địa phương ở đây có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng và những địa danh nổi tiếng, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với các bản sắc văn hoá độc đáo, phong phú.
Theo Hạnh Nguyễn (Vietnam+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý