Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Kiên
Thứ ba, 04/10/2022 - 06:35
(Thanh tra)- Việc các đơn vị, doanh nghiệp (DN) nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người lao động (NLĐ), tác động tiêu cực đến các vấn đề xã hội, dân sinh.
Công tác thanh tra, kiểm tra về nợ đóng BHXH được các cơ quan chức năng TP Hà Nội chú trọng thực hiện. Ảnh: BHXH TP Hà Nội
Các cơ quan chức năng đặt mục tiêu kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng nợ đóng BHXH, nhất là có các giải pháp xử lý phù hợp để đảm bảo quyền lợi BHXH cho NLĐ tại các DN phá sản không có khả năng thu hồi nợ BHXH.
Vẫn khó xử lý
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến đầu tháng 6/2022, tổng số nợ các loại bảo hiểm là 24.576 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,6% số phải thu (tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021).
Trong tổng số nợ BHXH, hơn 3.500 tỷ đồng là của các DN đã bị phá sản, giải thể, chủ là người nước ngoài đã trốn khỏi Việt Nam... không có khả năng trả nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ảnh hưởng quyền lợi của hơn 200.000 NLĐ.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết việc xử lý nợ BHXH, BHTN với các DN giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn là vấn đề rất phức tạp, tuy đã được nghiên cứu, báo cáo các cấp nhiều lần nhưng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau giữa các cơ quan quản lý.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chưa có cơ sở pháp lý về nguồn lực cho việc xử lý, chưa có số liệu chi tiết bảo đảm cho việc thực hiện xử lý khi có nguồn lực.
Việc bảo đảm quyền lợi của NLĐ trong các DN giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn không bảo đảm nguyên tắc công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng tham gia; có thể tạo tiền lệ cho các DN lợi dụng trốn đóng, chậm đóng, không khuyến khích tăng cường tính tuân thủ pháp luật về BHXH. Mặt khác, thông lệ quốc tế cũng không quy định việc xử lý với trường hợp này.
Đơn cử, tại Hà Nội, tình trạng đơn vị, DN nợ đóng BHXH, BHYT của NLĐ trên địa bàn Thủ đô còn cao, làm ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều phía. Tuy nhiên, làm thế nào để khắc phục tình trạng này vẫn là bài toán khó tìm lời giải.
Theo cơ quan BHXH TP, đến thời điểm hết tháng 8/2022, tổng số nợ BHXH trên địa bàn Hà Nội là hơn 5.068 tỷ đồng. Con số này tuy giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 và những tháng liền kề trước đó, nhưng tỷ lệ nợ kéo dài, phải tính lãi còn cao.
Hiện nay, hồ sơ dự án Luật BHXH (sửa đổi) đã được Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Theo kế hoạch, dự án luật này sẽ được Bộ LĐTB&XH trình Chính phủ tháng 6/2023, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2023.
Trong dự án Luật BHXH (sửa đổi), Bộ LĐTB&XH đã phối hợp với BHXH Việt Nam và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu bổ sung chương mới về quản lý thu nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình tổ chức thu; xử lý vấn đề chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Số nợ phải tính lãi lên tới gần 1.869 tỷ đồng, chiếm 3,29% tổng số tiền cần thu. Đáng quan tâm, số tiền nợ từ 6 tháng đến dưới 12 tháng hiện là gần 293 tỷ đồng; nợ từ 12 tháng trở lên là hơn 1.823 tỷ đồng.
“Từ nay đến cuối năm 2022, các cơ quan chức năng sẽ tập trung cao điểm thanh tra, kiểm tra về BHXH nhằm giảm tỷ lệ nợ BHXH, qua đó bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng cho NLĐ”, Phó Giám đốc BHXH TP Hà Nội Vũ Đức Thuật thông tin.
Cần có giải pháp mạnh
Việc khắc phục nợ đóng BHXH vẫn là bài toán khó tìm lời giải. Để giải bài toán này, BHXH Việt Nam đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật liên quan đến BHXH cho thống nhất.
Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật cần quy định chi tiết về quản lý nợ BHXH với các đơn vị mất tích, chủ bỏ trốn, giải thể, phá sản, ngừng giao dịch; đồng thời, có cơ chế, chính sách giải quyết quyền lợi cho NLĐ trong các DN có chủ sở hữu bỏ trốn.
Theo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh, BHXH Việt Nam và các bộ, ngành đã phối hợp chặt chẽ để có các phương án xử lý nhằm bảo vệ quyền lợi NLĐ. Đặc biệt, từ tháng 1/2022, Bộ Công an và BHXH Việt Nam có quy chế phối hợp toàn diện.
Ông Nguyễn Thế Mạnh cho biết thêm, hiện nay ngành BHXH chuyển đổi số rất mạnh, trên 30 triệu người cài VssID sẽ nắm được thông tin đóng BHXH, giám sát cùng các cơ quan nếu đơn vị chậm đóng cho NLĐ. Đồng thời, theo quy định 6 tháng cơ quan BHXH công khai danh sách đơn vị chậm đóng BHXH, trong 1 năm cơ quan gửi cho từng NLĐ để biết tình hình tham gia.
Để hạn chế tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng cường tính tuân thủ pháp luật về BHXH.
Đề cập đến việc các DN phá sản không có khả năng thu hồi nợ BHXH, ông Dung đề xuất cần có giải pháp xử lý phù hợp để đảm bảo quyền lợi BHXH cho NLĐ.
Nhìn nhận việc chậm đóng BHXH còn phổ biến làm ảnh hưởng quyền lợi NLĐ, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị ngành BHXH cần cố gắng phát triển hết tiềm năng, dư địa để mở rộng diện bao phủ BHXH trong thời gian tới… Đặc biệt, với vấn đề chậm đóng, nợ đọng và trốn đóng BHXH cần có giải pháp mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân