Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 03/12/2020 - 08:53
(Thanh tra) - Đó là thực trạng về công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp được các đại biểu nhấn mạnh tại buổi tọa đàm “Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp: Thực trạng và giải pháp” được tổ chức vào chiều 2/12.
Tọa đàm “Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp: Thực trạng và giải pháp”. Ảnh: TH
Khoảng 28% dân số cần trợ giúp xã hội
Theo báo cáo được công bố bởi các tổ chức trong thời gian qua, đối tượng cần trợ giúp xã hội ở nước ta chiếm một số lượng lớn trên tổng dân số (chiếm khoảng 28% dân số).
Đối tượng phục vụ của các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội là khá rộng, gồm người già, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, bệnh nhân ở các bệnh viện, thân chủ ở tòa án, học sinh ở trường học, trường giáo dưỡng…
Tuy nhiên, hiện nay sự quan tâm, nhận thức về đối tượng cần trợ giúp xã hội và mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội của nhiều cấp, nhiều ngành và cộng đồng còn hạn chế nên nhiều nhóm đối tượng là người khuyết tật, người bị bệnh tâm thần, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nhiễm HIV/AIDS thường bị kỳ thị, coi thường, xa lánh. Gia đình đối tượng phải chăm sóc lâu ngày nên chán nản, cùng với khó khăn về kinh tế đã buông xuôi, để lang thang hoặc phó mặc cho xã hội. Do vậy, đối tượng bảo trợ xã hội rất thiệt thòi trên bình diện quyền con người…
Theo ông Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, quá trình tăng cường năng lực giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, các hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp đã tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới và có quá trình phát triển hơn 100 năm qua; công tác xã hội đóng vai trò là một phần trong hệ thống tư pháp cho trẻ em tại nhiều quốc gia phương Tây…
Ở Việt Nam, với tinh thần tương thân tương ái, nhiều hoạt động thiện nguyện quyên góp ủng hộ người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn là cơ sở cho phát triển công tác xã hội.
Hiện nay, công tác xã hội đang là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng và dành được nhiều quan tâm của các nhà xã hội học, nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản lý và các cấp lãnh đạo… Tuy nhiên, công tác xã hội ở Việt Nam chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh.
Các hoạt động chưa được xác định rõ là công tác xã hội
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, ở nước ta các hoạt động công tác xã hội nói chung và công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp nói riêng chủ yếu thông qua các hoạt động trợ giúp, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ em mồ côi, khuyết tật, những người gặp hoàn cảnh khó khăn…
Ngoài các cơ sở thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội thì phần lớn các hoạt động trợ giúp hiện nay có nguồn gốc là hoạt động tự phát và tự nguyện trên tinh thần giúp người và từ thiện được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức như Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ Thập đỏ, phụ nữ, thanh niên, các tổ chức tôn giáo...
Các hoạt động này chưa được thừa nhận là một nghề chuyên nghiệp nên những đòi hỏi về các điều kiện, tiêu chuẩn hay các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cũng như các kỹ năng đặc thù cần thiết trong quá trình hoạt động trợ giúp hay thực hiện dịch vụ công tác xã hội vẫn chưa được quy định đầy đủ.
Theo các đại biểu, về cơ bản, pháp luật qui định trong các lĩnh vực có liên quan đến công tác xã hội rất đa dạng, phong phú, nhưng còn không ít hoạt động trong một số lĩnh vực của công tác xã hội hiện còn sự thiếu hụt, khoảng trống, trùng chéo, rải rác, đan xen, thiếu đồng bộ và bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện, thậm chí chưa được xác định rõ đó là các hoạt động công tác xã hội.
Bên cạnh đó, các đại biểu đã khái quát về căn cứ, cơ sở pháp lý liên quan đến công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp; khái quát kết quả công tác bảo trợ trong lĩnh vực tư pháp năm 2019 (những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc); làm rõ tiến trình và một số kỹ năng về công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp.
Các đại biểu cũng trao đổi về những bài học được rút ra từ thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp ở nước ta; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp và đề xuất một số giải pháp, định hướng phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà