Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 21/01/2016 - 20:38
(Thanh tra- Hội nhập quốc tế về lao động - xã hội nhằm phát huy tiềm năng nội lực, lợi thế so sánh của Việt Nam, tranh thủ tối đa môi trường, nguồn lực quốc tế góp phần thực hiện mục tiêu phát triển lao động - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phấn đấu phát triển lĩnh vực lao động - xã hội đạt trình độ các nước ASEAN-6 vào năm 2020 và kịp các nước ASEAN-4 vào năm 2025.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hội nhập quốc tế về lao động và việc làm
Chiến lược đề ra nhiệm vụ hội nhập quốc tế về lao động và việc làm. Trong đó, tiếp tục thúc đẩy thực hiện chương trình việc làm bền vững; phát triển, dự báo thị trường lao động; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, di chuyển lao động trong nước và quốc tế, đặc biệt là đưa nhiều lao động có trình độ cao đi làm việc ở nước ngoài; hoàn thiện chính sách việc làm; quản lý di cư lao động quốc tế, di chuyển thể nhân và tổ chức dịch vụ việc làm; xây dựng, thực hiện chương trình việc làm công theo các tiêu chí khu vực và quốc tế.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tiền lương; thúc đẩy tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam; phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ lao động phù hợp với tiêu chuẩn lao động khu vực và quốc tế; thúc đẩy an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.
Về hội nhập về giáo dục nghề nghiệp, xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tiêu chuẩn giáo viên và đào tạo giáo viên, chương trình, giáo trình đào tạo, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; thực hiện các cam kết và đóng góp vào việc xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các tiêu chuẩn ASEAN và quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; ưu tiên hoàn thiện khung trình độ quốc gia; tham gia xây dựng khung tham chiếu trình độ giữa các nước ASEAN; tăng cường liên kết đào tạo, chuyển giao các bộ chương trình, đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ ASEAN và quốc tế; tham gia mạng nghiên cứu, chuyển giao tri thức về giáo dục nghề nghiệp giữa các nước trong khu vực và trên thế giới; xây dựng, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
Hội nhập quốc tế về an sinh xã hội
Nhiệm vụ khác là hội nhập nhập quốc tế về an sinh xã hội. Cụ thể, từng bước áp dụng các tiêu chí khu vực và quốc tế làm tiêu chí phấn đấu và thước đo đánh giá về an sinh xã hội; trước mắt chú trọng vào chuẩn nghèo, chương trình và phạm vi bao phủ của các chương trình bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, cung cấp dịch vụ xã hội.
Bên cạnh đó, xây dựng và hoàn thiện các chính sách về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung), bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện trợ cấp xã hội cho người cao tuổi; nghiên cứu hướng tới ký kết và thực hiện các chương trình hợp tác về bảo hiểm xã hội với các nước; nghiên cứu hoàn thiện hệ thống luật pháp về an sinh xã hội.
Thực hiện giảm nghèo bền vững theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc; đảm bảo công bằng xã hội.
Chủ động xây dựng, thực hiện chính sách đảm bảo trợ giúp xã hội cho các nhóm đối tượng do tác động của hội nhập quốc tế, trong đó tập trung hỗ trợ người khuyết tật nặng, trẻ em, người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, đồng bào dân tộc thiểu số, nạn nhân buôn bán người; phát triển nghề công tác xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; ứng phó với việc biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động đến việc làm và thu nhập của người dân.
Thúc đẩy công bằng xã hội trong chính sách an sinh xã hội; thực hiện bình đẳng giới, ưu tiên thu hẹp khoảng cách giới, xóa dần định kiến và bất bình đẳng giới trong đời sống xã hội, nhất là trong việc làm, quan hệ gia đình ở vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phòng ngừa và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị buôn bán, phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; phát triển, hỗ trợ trẻ em tiếp cận hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em thuận lợi, công bằng và hiệu quả; phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cho người dân tại cộng đồng.
Ngọc Hoàng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý